Đội ngũ y bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy viên sỏi bàng quang rất lớn cho một nữ bệnh nhân.

Áp lực sau cánh cổng trường
Áp lực sau cánh cổng trường - sau mỗi mùa thi, chúng ta vẫn phải lắng nghe những câu chuyện đau lòng.
Nguyễn Hằng | 09:44 20/07/2025
Áp lực sau cánh cổng trường Thưa quý vị! Sau khi kết quả kỳ thi tốt nghiệp được công bố, chúng ta đã phải nghe tin đâu đó, có những cô bé, cậu bé lựa chọn từ bỏ cuộc sống ở lứa tuổi 15, 16 - khi mà cánh cửa trường cấp 3 đóng lại trước mắt các em, để lại nỗi đau cho gia đình, người thân và nỗi xót xa cho tất cả chúng ta. Cạnh tranh vào lớp 10 công lập tại các thành phố lớn quá khốc liệt, bởi cứ 10 em thì có tới 3 – 4 em không đỗ. Phụ huynh lo lắng, các em thì căng thẳng. Và đã có không ít những đứa trẻ đơn độc trên hành trình thi cử cũng như chống chọi với cú sốc thi trượt.
Đồng hành cùng con – điều đó chúng ta đã nói quá nhiều
thi tốt nghiệp Nhưng sau mỗi mùa thi, chúng ta vẫn phải lắng nghe những câu chuyện đau lòng.
Nhạc chuyển
Trích băng:
- Do e lo nhiều quá nên e bị suy nhược… lúc nào e cũng cảm thấy mình bị đè nén…
- Con cảm thấy con không kết nối được với ai… con thường cầm dao và tự làm hại bản thân. Con cảm thấy cô đơn, cảm thấy trơ chọi… không ai hiểu con cả. con đặt mạng sống của mình lên trên việc học… nếu con đỗ được vào trường đại học con mong ước thì con sẽ học xong rồi tự sát. Nhưng mà, nếu trượt đại học thì con sẽ tự sát luôn.
Áp lực sau cánh cổng trường Đó là những chia sẻ mà không một bậc cha mẹ nào muốn nghe. Và bởi vì không muốn nghe, mà khi nghe thấy con em mình nói ra, họ mới giật mình. Phải khủng hoảng tới mức nào, căng thẳng tới mức nào mới khiến những đứa trẻ có ý nghĩ tiêu cực đến thế
đồng hành cùng con Sáng 7/7, cả chung cư G. (Hà Đông – Hà Nội) bàng hoàng. Một bé gái đã kết thúc cuộc sống trong đêm bằng cách đau đớn nhất. Nguyên nhân được chia sẻ là do cô bé không đủ điểm để vào được ngôi trường mình mơ ước. Dù người thân không gây áp lực, nhưng tự cô bé đã chọn cho mình cách giải thoát tiêu cực nhất.
đồng hành cùng con
Áp lực sau cánh cổng trường Về lý thuyết, học sinh trượt kỳ thi vào lớp 10 công lập có thể học trường tư, học trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề.
Nhưng những "ngã rẽ" này đều đang dẫn những đứa trẻ tuổi 15 - 16 vào con đường không hề bằng phẳng do chất lượng nhiều trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên không đảm bảo; việc dạy nghề với những đứa trẻ 15 - 16 chưa thực sự hấp dẫn và khiến phụ huynh yên tâm. Những trường tư có uy tín thì mức học phí cao, không có chỗ cho con nhà nghèo.
Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh, thi để vào trường công trở thành lựa chọn gần như duy nhất để hàng chục, trăm ngàn học sinh nhìn thấy một "tương lai" rộng mở hơn.
thi tốt nghiệp Ngay trước kỳ thi THCS diễn ra tại Hà Nội, trên các nhóm phụ huynh, nhiều người chia sẻ tình trạng con mình bị hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ như trào ngược dạ dày, nôn, rối loạn tiêu hoá, thậm chí là ngất xỉu trong lớp do quá căng thẳng.
Nhưng không vì vấn đề sức khỏe của bọn trẻ mà phụ huynh có thể giảm kỳ vọng. Để đỗ trường công khó một, thì để đỗ vào trường công tốp đầu, trường công có uy tín còn khó gấp 10 lần. Chỉ có cách duy nhất là học, học và học.
đồng hành cùng con Tất cả những nỗ lực đó, chính là kỳ vọng và cũng là áp lực đặt lên vai các em, những đứa trẻ mới lớn.
Theo TS.BS Ngô Anh Vinh – Phó trưởng khoa Sức khoẻ Vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương, sau mỗi kỳ thi, khoa lại tiếp nhận số lượng bệnh nhân đến khám tăng cao.
Trích băng: Phỏng vấn TS.BS Ngô Anh Vinh – Phó trưởng khoa Sức khoẻ Vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương: Khi mà đến các kỳ thi, trước hoặc sau thi cử thì chúng tôi lại đón một số lượng bệnh nhân đến khám tăng cao bất thường do áp lực thi cử, áp lực học tập và gây ra các rối loạn tâm lý từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng và thậm chí là các rối loạn về tâm thần ở trẻ. Chúng tôi cũng nhận thấy các rối loạn này ở các trẻ vừa thi xong cấp 2, chuẩn bị vào cấp 3 (khoảng 14, 15 tuổi) và hay gặp ở trẻ nữ nhiều.
Thu mình… xa lánh người thân… ít nói… cáu gắt… tự làm đau chính mình và thậm chí là huỷ hoại bản thân… những cô bé, cậu bé cứ rơi dần vào trạng thái tâm lý bất ổn và loay hoay không lối thoát.
sau mỗi mùa thi
đồng hành cùng con Vậy có cách nào để đồng hành cùng các con? Làm thế nào để giúp các con được giải thoát được gánh nặng tâm lý trước, trong và sau kỳ thi? Trong kỳ 2 của chủ đề này, cuộc trò chuyện cùng chuyên gia hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh có lời giải đáp. Mời quý vị cùng đón nghe Kỳ 2: TỪ KỲ VỌNG TỚI THẤU HIỂU
Áp lực sau cánh cổng trường
Áp lực sau cánh cổng trường - sau mỗi mùa thi, chúng ta vẫn phải lắng nghe những câu chuyện đau lòng.
Nguyễn Hằng
Các chương trình
Trong chuyên mục Sức khỏe hôm nay, mời quý vị cùng tìm hiểu về một căn bệnh khác của thời công nghệ số, đó là nghiện game.