| Hotline: 0983.970.780

Thứ ba 20/05/2025 - 21:05

Môi trường

Quy luật “lũ” ở ĐBSCL dần bị phá vỡ

Thứ Năm 27/08/2020 - 11:27

(TN&MT) - Vùng đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khuynh hướng mất “lũ” sớm, cường suất lũ giảm và thời gian duy trì lũ ngắn. Trong khi đó, vùng hạ nguồn ĐBSCL bị ngập nặng hơn vào cuối mùa lũ do kết hợp triều cường.

<h2 style="text-align: justify;"><strong>Nhiều nơi ở ĐBSCL &ldquo;kh&aacute;t lũ&rdquo;</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Thống k&ecirc; trong 60 năm trước thời điểm năm 2000, b&igrave;nh qu&acirc;n cứ 2 năm th&igrave; ĐBSCL c&oacute; 1 năm &ldquo;lũ&rdquo; vượt b&aacute;o động cấp III (mức nước quy định ở T&acirc;n Ch&acirc;u vượt 4,2m). Trong ba năm li&ecirc;n tiếp từ 2000 đến năm 2002, ở ĐBSCL đều bị &ldquo;lũ&rdquo; lớn (đỉnh &ldquo;lũ&rdquo; năm lớn hơn 4,5m), mực nước đỉnh &ldquo;lũ&rdquo; tại T&acirc;n Ch&acirc;u vượt qua 4,75m.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, quy luật đ&oacute; dần bị ph&aacute; vỡ do nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n như nạn ph&aacute; rừng; x&acirc;y dựng c&aacute;c dự &aacute;n, c&ocirc;ng tr&igrave;nh thủy n&ocirc;ng, thủy điện ở thượng, trung nguồn s&ocirc;ng Mekong c&agrave;ng gia tăng; quy hoạch kiểm so&aacute;t &ldquo;lũ&rdquo;, x&acirc;y dựng c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh kiểm so&aacute;t &ldquo;lũ&rdquo; mang t&iacute;nh cục bộ ở từng địa phương l&agrave;m cho d&ograve;ng chảy &ldquo;lũ&rdquo;, ph&acirc;n &ldquo;lũ&rdquo; trong v&ugrave;ng th&ecirc;m phức tạp, do t&aacute;c động của biến đổi kh&iacute; hậu to&agrave;n cầu- nước biển d&acirc;ng.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/08/27/mien-tay-khat-lu.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Miền T&acirc;y &quot;kh&aacute;t lũ&quot;. Ảnh minh họa</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, &ldquo;lũ&rdquo; sẽ chuyển tải từ v&ugrave;ng c&oacute; đ&ecirc; bao vững chắc sang v&ugrave;ng kh&ocirc;ng vững chắc (phần lớn l&agrave; c&aacute;c đ&ocirc; thị v&agrave; v&ugrave;ng ven s&ocirc;ng chưa c&oacute; đ&ecirc; bao hoặc kh&ocirc;ng thể l&agrave;m đ&ecirc; bao).</p> <p style="text-align: justify;">V&ugrave;ng đầu nguồn ĐBSCL c&agrave;ng c&oacute; khuynh hướng mất &ldquo;lũ&rdquo; sớm (v&agrave;o th&aacute;ng 8, th&aacute;ng 9), cường suất &ldquo;lũ&rdquo; giảm v&agrave; thời gian duy tr&igrave; &ldquo;lũ&rdquo; ngắn; v&ugrave;ng hạ nguồn ĐBSCL bị ngập nặng hơn v&agrave;o cuối m&ugrave;a &ldquo;lũ&rdquo;, do kết hợp triều cường.</p> <p style="text-align: justify;">Cụ thể, thống k&ecirc; trong khoảng hơn 10 năm gần đ&acirc;y cho thấy, ph&acirc;n bố &ldquo;lũ&rdquo; ĐBSCL c&oacute; xu thế tăng dần số năm lũ trung b&igrave;nh v&agrave; nhỏ, nhất l&agrave; từ sau 3 năm lũ lớn từ 2000- 2002; 13 năm liền (từ 2003- 2015) ĐBSCL chỉ đều l&agrave; lũ &ldquo;đẹp&rdquo;, lũ &ldquo;xinh&rdquo; (đỉnh lũ tại T&acirc;n Ch&acirc;u, An Giang từ 4,0- 4,5m), (trừ lũ năm 2011), thậm ch&iacute; lũ cực nhỏ (năm 2015).</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt, nếu như trước đ&acirc;y, tổng lượng lũ v&agrave;o ĐBSCL từ 380- 420 tỷ m&eacute;t khối v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i 5- 6 th&aacute;ng th&igrave; nay chỉ c&ograve;n khoảng 330- 350 tỷ m&eacute;t khối (lũ năm 2015 khoảng 220 tỷ m&eacute;t khối) v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i trong 3- 4 th&aacute;ng.</p> <p style="text-align: justify;">C&ugrave;ng với đ&oacute;, gần 50% v&ugrave;ng ngập trung b&igrave;nh v&agrave; 30% v&ugrave;ng ngập s&acirc;u đ&atilde; được c&aacute;c tỉnh tiến h&agrave;nh kiểm so&aacute;t lũ để sản xuất vụ H&egrave; Thu v&agrave; Thu Đ&ocirc;ng (khoảng 700.000ha), khiến khả năng trữ &ldquo;lũ&rdquo; của to&agrave;n ĐBSCL giảm chỉ c&ograve;n hơn một nửa so với trước đ&acirc;y (từ 5- 7 tỷ m&eacute;t khối xuống 3- 4 tỷ m&eacute;t khối).</p> <p style="text-align: justify;">C&oacute; thể n&oacute;i nhiều nơi ở ĐBSCL &ldquo;kh&aacute;t lũ&rdquo;. Lũ nhỏ, thậm ch&iacute; kh&ocirc;ng c&oacute; lũ l&agrave; nguy cơ tiềm ẩn nhất đối với ĐBSCL trong tương lai. Từ bao đời nay, người d&acirc;n v&ugrave;ng ĐBSCL đ&atilde; th&iacute;ch nghi v&agrave; quen với cảnh &ldquo;sống chung với lũ&rdquo;. Song, t&igrave;nh trạng ngay m&ugrave;a lũ nhưng đồng bằng lại &ldquo;kh&aacute;t nước&rdquo; đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n l&agrave; viễn cảnh m&agrave; n&oacute; đ&atilde; v&agrave; đang t&aacute;c động ti&ecirc;u cực đến sản xuất v&agrave; sinh kế của người d&acirc;n</p> <p style="text-align: justify;">Qua diễn biến hạn- mặn lịch sử năm 2016, mới đ&acirc;y nhất l&agrave; m&ugrave;a kh&ocirc; năm 2020 cho thấy, vấn đề &ldquo;lũ&rdquo; v&agrave; trữ &ldquo;lũ&rdquo; tại đồng bằng đ&oacute;ng vai tr&ograve; v&ocirc; c&ugrave;ng quan trọng đối với cấp nước ngọt đầu m&ugrave;a kh&ocirc; năm tới, từ th&aacute;ng 12 đến th&aacute;ng 2.</p> <p style="text-align: justify;">Bởi vậy, giờ đ&acirc;y, v&ugrave;ng ĐBSCL coi &ldquo;lũ&rdquo; cũng l&agrave; t&agrave;i nguy&ecirc;n, điều quan trọng l&agrave; phải c&oacute; c&aacute;ch để khai th&aacute;c hiệu quả. Tuy nhi&ecirc;n, điều đ&aacute;ng lo l&agrave; triều cường ở v&ugrave;ng hạ nguồn ng&agrave;y c&agrave;ng t&aacute;c động ti&ecirc;u cực hơn đến sản xuất v&agrave; đời sống nh&acirc;n d&acirc;n.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/08/27/kho-han.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Đồng ruộng cũng &quot;kh&aacute;t lũ&quot;. Ảnh minh họa</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Thời gian gần đ&acirc;y, tuy &ldquo;lũ&rdquo; thượng lưu kh&ocirc;ng lớn nhưng v&ugrave;ng hạ nguồn vẫn bị ngập s&acirc;u hơn so với trước. Tại Vĩnh Long, số liệu mực nước cao nhất h&agrave;ng năm tại c&aacute;c trạm Mỹ Thuận (s&ocirc;ng Tiền), Cần Thơ (s&ocirc;ng Hậu) cho thấy r&otilde; điều n&agrave;y. Trước đ&acirc;y, chỉ khi c&oacute; &ldquo;lũ&rdquo; cực lớn (năm 2000- 2002, 2011) mực nước mới c&oacute; thể đạt xấp xỉ v&agrave; vượt 2m, th&igrave; nay, hầu như năm n&agrave;o cũng c&oacute; thể vượt tr&ecirc;n trị số n&agrave;y. Cụ thể l&agrave; v&agrave;o c&aacute;c năm 2011, 2013, 2017- 2019; đặc biệt li&ecirc;n tiếp hai năm 2018, 2019, đỉnh triều cường năm sau cao hơn năm trước, đều vượt mốc lịch sử.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Dự b&aacute;o đỉnh lũ ĐBSCL v&agrave;o khoảng cuối th&aacute;ng 9/2020</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Đối với t&igrave;nh h&igrave;nh diễn biến lũ ở s&ocirc;ng Cửu Long năm nay, Trung t&acirc;m Dự b&aacute;o Kh&iacute; tượng thủy văn Quốc gia nhận định, năm 2020 &iacute;t c&oacute; khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ trong năm ở đầu nguồn s&ocirc;ng Cửu Long, tại T&acirc;n Ch&acirc;u v&agrave; Ch&acirc;u Đốc dao động khoảng từ BĐ1- BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2- 0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ dự b&aacute;o khoảng cuối th&aacute;ng 9/2020.</p> <p style="text-align: justify;">Trong khi đ&oacute;, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam dự b&aacute;o, cuối th&aacute;ng 7/2020, mực nước ở đầu nguồn s&ocirc;ng Cửu Long tại T&acirc;n Ch&acirc;u v&agrave; Ch&acirc;u Đốc dao động mức 2,0 &ndash; 2,3m. Với mức lũ kh&ocirc;ng cao n&agrave;y, hầu hết diện t&iacute;ch sản xuất l&uacute;a h&egrave; thu ở ĐBSCL trong c&aacute;c &ocirc; bao kiểm so&aacute;t lũ đều an to&agrave;n. Ngoại trừ một số diện t&iacute;ch ngo&agrave;i &ocirc; bao c&oacute; nguy cơ bị ảnh hưởng, cần chủ động xuống giống sớm để thu hoạch trước thời gian n&agrave;y.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với đỉnh lũ ch&iacute;nh vụ, dự b&aacute;o khoảng cuối th&aacute;ng 9/2020, với mức từ 3,40 &ndash; 3,80m (xấp xỉ v&agrave; thấp hơn TBNN), n&ecirc;n kế hoạch sản xuất từ 750.000 &ndash; 800.000 ha l&uacute;a thu đ&ocirc;ng ở ĐBSCL đa phần nằm trong c&aacute;c &ocirc; bao kiểm so&aacute;t lũ, kh&ocirc;ng bị ảnh hưởng. Song, cần đề ph&ograve;ng những &ocirc; bao c&oacute; bờ bao xung yếu hoặc r&ograve; rỉ, nhằm gia cố an to&agrave;n.</p> <p style="text-align: justify;">Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&amp;PTNT) lưu &yacute;, khu vực thuộc v&ugrave;ng giữa v&agrave; v&ugrave;ng ven biển ĐBSCL do ảnh hưởng lũ kết hợp triều cường năm 2020 được dự b&aacute;o cao hơn TBNN, n&ecirc;n c&oacute; khoảng 474 &ocirc; bao c&oacute; nguy cơ ảnh hưởng, với tổng diện t&iacute;ch sản xuất khoảng 120.000 ha. Trong số n&agrave;y, Đồng Th&aacute;p c&oacute; 44 &ocirc; bao ảnh hưởng khoảng 10.000 ha; Hậu Giang c&oacute; 136 &ocirc; bao ảnh hưởng 26.000 ha; Tiền Giang c&oacute; 9 &ocirc; bao ảnh hưởng 5.900 ha; Vĩnh Long c&oacute; 158 &ocirc; bao ảnh hưởng 38.000 ha; TP Cần Thơ 86 &ocirc; bao ảnh hưởng 17.000 ha&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;C&aacute;c địa phương cần r&agrave; so&aacute;t để gia cố v&agrave; c&oacute; giải ph&aacute;p ứng ph&oacute; ph&ugrave; hợp. B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, cần tổ chức sản xuất sớm l&uacute;a thu đ&ocirc;ng để n&eacute; lũ; sau khi thu hoạch l&uacute;a xong cần nhanh ch&oacute;ng xả lũ v&agrave;o nội đồng để lấy ph&ugrave; sa v&agrave; vệ sinh đồng ruộng&hellip;&rdquo;, Tổng cục Thủy lợi khuyến nghị.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/quy-luat-lu-o-dbscl-dan-bi-pha-vo-d669739.html