| Hotline: 0983.970.780

Thứ sáu 23/05/2025 - 21:08

Kinh tế

Phát triển năng lượng sạch xu thế và thách thức

Thứ Năm 18/06/2020 - 16:12

(TN&MT) - Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu năng lượng, trong bối cảnh các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… dần cạn kiệt. Tại Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2020 với chủ đề “Phát triển năng lượng sạch – xu thế và thách thức” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 18/6 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đề xuất, cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong giai đoạn tới.

<h1 style="text-align: justify;">Lo ngại thiếu nguồn cung</h1> <p style="text-align: justify;">Theo b&aacute;o c&aacute;o của Tập đo&agrave;n Điện lực Việt Nam (EVN), những th&aacute;ng đầu năm, d&ugrave; t&igrave;nh h&igrave;nh dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nhưng nhu cầu phụ tải vẫn tăng tr&ecirc;n 7%, thậm ch&iacute; một số v&ugrave;ng tăng trưởng tr&ecirc;n 11%. T&igrave;nh h&igrave;nh thủy văn vẫn bất lợi, d&ugrave; đ&atilde; phải huy động tối đa điện sản xuất từ điện than, kh&iacute;, năng lượng t&aacute;i tạo nhưng EVN vẫn phải huy động nguồn điện dầu gi&aacute; cao.<br /> <br /> &Ocirc;ng V&otilde; Quang L&acirc;m, Ph&oacute; tổng gi&aacute;m đốc EVN cho hay, dự kiến, năm 2020 vẫn cơ bản c&oacute; thể đảm bảo nhu cầu điện, song từ năm 2021, nguy cơ thiếu điện hiện hữu. Thậm ch&iacute;, t&igrave;nh trạng thiếu điện tại miền Nam c&oacute; thể tăng cao hơn v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i cả giai đoạn đến năm 2025 nếu như phụ tải tăng cao, lượng nước về c&aacute;c hồ thủy điện k&eacute;m hơn trung b&igrave;nh nhiều năm; c&aacute;c dự &aacute;n nguồn điện mới tiếp tục bị chậm tiến độ... Theo t&iacute;nh to&aacute;n, mỗi dự &aacute;n nhiệt điện than từ 1.000 - 1.200MW tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ l&agrave;m mức độ thiếu điện tại khu vực n&agrave;y tăng th&ecirc;m từ 7,2 đến 7,5 tỷ kWh/năm.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/06/18/bct-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Thứ trưởng Bộ C&ocirc;ng Thương Ho&agrave;ng Quốc Vượng ph&aacute;t biểu khai mạc tại diễn đ&agrave;n</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Trong khi đ&oacute;, nhiều dự &aacute;n nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đang bị chậm tiến độ hoặc chưa x&aacute;c định được tiến độ. Điều n&agrave;y dẫn đến nguy cơ Việt Nam sẽ bị thiếu điện trong tương lai gần. B&aacute;o c&aacute;o của Ban Chỉ đạo quốc gia về ph&aacute;t triển điện lực mới đ&acirc;y cho thấy, trong số 62 dự &aacute;n nguồn điện c&ocirc;ng suất lớn từ 200 MW trở l&ecirc;n trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, chỉ c&oacute; 15 dự &aacute;n đạt tiến độ, c&ograve;n lại 47 dự &aacute;n chậm tiến độ hoặc chưa x&aacute;c định được tiến độ. Ch&iacute;nh v&igrave; vậy, b&ecirc;n cạnh c&aacute;c giải ph&aacute;p th&aacute;o gỡ kh&oacute; khăn cho c&aacute;c dự &aacute;n chậm tiến độ, đẩy mạnh tiết kiệm điện th&igrave; việc th&uacute;c đẩy ph&aacute;t triển c&aacute;c dự &aacute;n năng lượng t&aacute;i tạo như điện gi&oacute;, điện mặt trời l&agrave; cần thiết v&agrave; cấp b&aacute;ch.<br /> <br /> Theo Thứ trưởng Bộ C&ocirc;ng Thương Ho&agrave;ng Quốc Vượng, đối với Việt Nam, nếu lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế b&igrave;nh qu&acirc;n khoảng 6,5-7% từ nay tới năm 2030, ch&uacute;ng ta cần c&oacute; một nguồn điện năng v&ocirc; c&ugrave;ng lớn. Chỉ n&ecirc;u một v&iacute; dụ, tổng c&ocirc;ng suất nguồn điện của Việt Nam hiện đạt khoảng 55.000 MW. Nếu t&iacute;nh cả c&aacute;c nguồn dự kiến đưa v&agrave;o vận h&agrave;nh trong năm 2020 khoảng 4.300 MW, trong đ&oacute; sẽ c&oacute; khoảng gần 2.000 MW điện gi&oacute; v&agrave; mặt trời mới v&agrave;o vận h&agrave;nh, th&igrave; c&ocirc;ng suất mới đạt gần 60.000 MW. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2025, dự kiến nhu cầu c&ocirc;ng suất nguồn điện của hệ thống phải đạt 90.000 MW. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, mỗi năm Việt Nam cần bổ sung th&ecirc;m 5.000 MW. Trong khi đ&oacute;, c&aacute;c nguồn điện năng chủ yếu như nhiệt điện, thủy điện cơ bản đều đ&atilde; khai th&aacute;c hết hoặc c&oacute; những giới hạn ph&aacute;t triển.<br /> <br /> Với vai tr&ograve; quản l&yacute; ng&agrave;nh, Bộ C&ocirc;ng Thương đ&atilde; chủ động đưa ra nhiều giải ph&aacute;p, như: chỉ đạo c&aacute;c doanh nghiệp năng lượng hướng tới mục ti&ecirc;u ph&aacute;t triển năng lượng t&aacute;i tạo, nhằm khai th&aacute;c &quot;năng lượng xanh&quot; để tạo ra nguồn điện, nhi&ecirc;n liệu sạch hơn gắn với bảo vệ m&ocirc;i trường v&agrave; ứng ph&oacute; biến đổi kh&iacute; hậu; đặc biệt l&agrave; th&uacute;c đẩy ph&aacute;t triển năng lượng t&aacute;i tạo, nhất l&agrave; điện mặt trời v&agrave; điện gi&oacute;.<br /> <br /> Chỉ trong một năm trở lại đ&acirc;y, Việt Nam đ&atilde; c&oacute; những bước tiến mạnh mẽ về ph&aacute;t triển năng lượng t&aacute;i tạo. Đặc biệt, với kỷ lục về c&ocirc;ng suất điện mặt trời mới đưa v&agrave;o vận h&agrave;nh, Việt Nam trở th&agrave;nh một trong những thị trường năng lượng t&aacute;i tạo s&ocirc;i động v&agrave; hấp dẫn nhất trong khu vực Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; ở thời điểm n&agrave;y. T&iacute;nh đến nay, nguồn điện mặt trời đ&atilde; chiếm khoảng 10% c&ocirc;ng suất đặt của hệ thống điện Việt Nam.<br /> <br /> &ldquo;Tuy nhi&ecirc;n, sự gia tăng với tốc độ nhanh ch&oacute;ng của nguồn năng lượng n&agrave;y đang đặt ra những th&aacute;ch thức mới về sự ph&aacute;t triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, cơ chế gi&aacute; điện&hellip; Cụ thể, hệ số sử dụng c&ocirc;ng suất của c&aacute;c nguồn NLTT (gi&oacute;, mặt trời) tại Việt Nam chỉ khoảng 18-20%, thấp hơn đ&aacute;ng kể so với nguồn nhiệt than khoảng 75% v&agrave; thủy điện khoảng 40-50%. Ngo&agrave;i ra, nếu năng lượng sạch tham gia s&acirc;u v&agrave;o hệ thống, việc vận h&agrave;nh sẽ gặp nhiều th&aacute;ch thức, như: Chất lượng điện năng cũng c&oacute; xu hướng xấu đi, hiện tượng điện &aacute;p nằm ngo&agrave;i ngưỡng quy định sẽ tăng th&ecirc;m, đặc biệt tại c&aacute;c khu vực tập trung nhiều nguồn v&agrave; c&aacute;ch xa trung t&acirc;m phụ tải, qu&aacute; tr&igrave;nh mất c&acirc;n bằng trong hệ thống c&oacute; xu hướng xảy ra nhanh v&agrave; mạnh hơn...</p> <h2 style="text-align: justify;">Cần ch&iacute;nh s&aacute;ch d&agrave;i hơi</h2> <p>Ph&aacute;t triển năng lượng t&aacute;i tạo, điện gi&oacute;, điện mặt trời, sinh khối tại Việt Nam đang được sự quan t&acirc;m của nhiều doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, tỉnh C&agrave; Mau đ&atilde; tiếp v&agrave; l&agrave;m việc với rất nhiều nh&agrave; đầu tư trong v&agrave; ngo&agrave;i nước đến t&igrave;m hiểu c&aacute;c dự &aacute;n năng lượng t&aacute;i tạo cũng như c&aacute;c dự &aacute;n điện kh&iacute; LNG. Đến nay, tỉnh n&agrave;y đ&atilde; c&oacute; tr&ecirc;n 30 nh&agrave; đầu tư ch&iacute;nh thức tiếp cận, nghi&ecirc;n cứu, đề xuất thực hiện dự &aacute;n với tổng c&ocirc;ng suất khoảng 12.000 MW</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2020/06/18/bca.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">To&agrave;n cảnh diễn đ&agrave;n</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hay như tại B&igrave;nh Thuận - một trong những địa phương c&oacute; tiềm năng năng lượng gi&oacute; v&agrave; mặt trời thuộc loại cao nhất cả nước với số giờ nắng, giờ gi&oacute;, tốc độ gi&oacute; v&agrave; bức xạ nhiệt cao. B&igrave;nh Thuận đ&atilde; c&oacute; 20 dự &aacute;n điện gi&oacute; được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo s&aacute;t, nghi&ecirc;n cứu, đầu tư v&agrave; 95 dự &aacute;n điện mặt trời đăng k&yacute; đầu tư.<br /> <br /> Tuy nhi&ecirc;n, đại diện UBND tỉnh B&igrave;nh Thuận v&agrave; C&agrave; Mau đều n&ecirc;u l&ecirc;n những kh&oacute; khăn, vướng mắc trong vấn đề truyền tải, gi&aacute; điện...<br /> &Ocirc;ng Nguyễn Hữu Vinh, Ph&oacute; chủ tịch Ủy ban năng lượng thuộc Tập đo&agrave;n H&agrave; Đ&ocirc; cho hay, về truyền tải, với c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch thu h&uacute;t đầu tư của nh&agrave; nước, doanh nghiệp c&oacute; thể tham gia đầu tư để giải tỏa c&ocirc;ng suất. Thực tế hiện nay, c&aacute;c dự &aacute;n của Tập đo&agrave;n cũng kh&ocirc;ng vướng mắc nhiều về vấn đề lưới điện truyền tải.<br /> <br /> &ldquo;Ch&uacute;ng t&ocirc;i chỉ mong muốn, Ch&iacute;nh phủ c&oacute; những ch&iacute;nh s&aacute;ch cụ thể hơn, d&agrave;i hơi hơn về thu h&uacute;t đầu tư trong ph&aacute;t triển năng lượng để doanh nghiệp nh&igrave;n v&agrave;o đ&oacute;, đưa ra kế hoạch đầu tư của m&igrave;nh. Nếu thời gian ưu đ&atilde;i, thu h&uacute;t đầu tư ngắn, sẽ khiến doanh nghiệp vừa l&agrave;m vừa lo, kh&ocirc;ng d&aacute;m đầu tư mạnh trong vấn đề n&agrave;y&rdquo;, &ocirc;ng Vinh cho biết th&ecirc;m.<br /> <br /> Cũng theo &ocirc;ng Tuấn, Viện Năng lượng, hiện nay, ph&aacute;t triển năng lượng sạch vẫn đang vướng c&aacute;c r&agrave;o cản về kinh tế, t&agrave;i ch&iacute;nh, c&ocirc;ng nghệ, v&agrave; đặc biệt l&agrave; cơ chế ch&iacute;nh s&aacute;ch. Hiện vẫn cần c&oacute; cơ chế hỗ trợ, thu h&uacute;t đầu tư, một c&aacute;ch đồng bộ v&agrave; d&agrave;i hạn ổn định. Nếu c&oacute; thể giải quyết c&aacute;c vấn đề n&agrave;y trong thời gian tới, sự đầu tư của khối tư nh&acirc;n cho năng lượng t&aacute;i tạo sẽ rất mạnh mẽ.<br /> <br /> Nhiều chuy&ecirc;n gia cho rằng, việc tư nh&acirc;n tham gia s&acirc;u hơn v&agrave;o ng&agrave;nh năng lượng kh&ocirc;ng chỉ bảo đảm vững chắc hơn cho an ninh năng lượng đất nước, m&agrave; c&ograve;n tạo m&ocirc;i trường minh bạch để nền kinh tế thực sự ph&aacute;t triển bền vững.<br /> <br /> Mới đ&acirc;y, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Ch&iacute;nh trị về định hướng Chiến lược ph&aacute;t triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nh&igrave;n đến năm 2045 đưa ra chủ trương khuyến kh&iacute;ch v&agrave; tạo mọi điều kiện thuận lợi để c&aacute;c th&agrave;nh phần kinh tế, đặc biệt l&agrave; kinh tế tư nh&acirc;n tham gia ph&aacute;t triển năng lượng. Với NQ55, hi vọng ng&agrave;nh năng lượng Việt Nam sẽ đ&oacute;n những l&agrave;n s&oacute;ng đầu tư lớn, hiệu quả hơn.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/phat-trien-nang-luong-sach-xu-the-va-thach-thuc-d665847.html