| Hotline: 0983.970.780

Thứ ba 13/05/2025 - 21:08

Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Phật giáo Việt Nam đồng hành vì một Việt Nam Xanh: Bảo vệ môi trường là chuẩn mực đạo đức

Thứ Năm 04/11/2021 - 10:02

(TN&MT) - Sống hòa mình vào thiên nhiên, nuôi dưỡng, tôn trọng thiên nhiên, thân thiện với môi trường, giản dị, biết đủ, dùng ít… là cách mà Phật giáo đã và đang xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức bảo vệ môi trường.

<h2 style="text-align: justify;">Từ g&oacute;c nh&igrave;n đạo Phật&hellip;</h2> <p style="text-align: justify;">Duy&ecirc;n khởi v&agrave; Nh&acirc;n quả được cho l&agrave; những triết l&yacute; rất gần để đạo Phật thuyết giảng, vận dụng v&agrave;o nội dung bảo vệ m&ocirc;i trường (BVMT), ứng xử thiện với m&ocirc;i trường v&agrave; thế giới tự nhi&ecirc;n. Thuyết Duy&ecirc;n khởi cho rằng, con người l&agrave; sản phẩm kết hợp nh&acirc;n duy&ecirc;n giữa điều kiện tự nhi&ecirc;n v&agrave; x&atilde; hội c&ugrave;ng c&aacute;c yếu tố t&acirc;m - sinh. Do vậy, con người v&agrave; giới tự nhi&ecirc;n c&oacute; mối quan hệ hữu cơ gắn b&oacute; khăng kh&iacute;t với nhau. Con người kh&ocirc;ng thể tồn tại được nếu kh&ocirc;ng c&oacute; thi&ecirc;n nhi&ecirc;n, m&ocirc;i trường. M&ocirc;i trường l&agrave; điều kiện cho sự sống của con người. Khi m&ocirc;i trường bị ph&aacute; hoại th&igrave; sự sống của con người cũng bị đe dọa, tổn thương.</p> <p style="text-align: justify;">Xuất ph&aacute;t từ quan niệm con người sinh ra từ tự nhi&ecirc;n n&ecirc;n đạo Phật xem ứng xử thiện với tự nhi&ecirc;n l&agrave; c&aacute;ch con người trả ơn cho c&aacute;i n&ocirc;i tạo ra v&agrave; nu&ocirc;i dưỡng sự sống của ch&iacute;nh m&igrave;nh; v&agrave; ngược lại, thiếu t&ocirc;n trọng đối với m&ocirc;i trường như l&agrave; chưa t&igrave;m ra Phật t&iacute;nh của mỗi người, hay n&oacute;i n&ocirc;m na l&agrave; v&ocirc; ơn với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n. Chỉ khi con người biết gieo hạt biết ơn th&igrave; mới c&oacute; thể hy vọng h&aacute;i tr&aacute;i thiện l&agrave;nh từ thi&ecirc;n nhi&ecirc;n. Một trong những biểu hiện biết ơn, theo lời khuy&ecirc;n của Đức Phật đ&oacute; l&agrave; con người n&ecirc;n nu&ocirc;i dưỡng để b&aacute;o đ&aacute;p thi&ecirc;n nhi&ecirc;n, sống giản dị, giới hạn nhu cầu của m&igrave;nh trong một chừng mực cần thiết, tiết giảm l&agrave; c&aacute;ch để con người bớt g&aacute;nh nặng l&ecirc;n m&ocirc;i trường v&agrave; hệ sinh th&aacute;i tự nhi&ecirc;n.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/11/04/t8.jpeg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">H&ograve;a thượng Th&iacute;ch Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN c&ugrave;ng chư Tăng hưởng ứng phong tr&agrave;o trồng 1 tỷ c&acirc;y xanh.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Trong một b&agrave;i kinh kh&aacute;c, Đức Phật dạy c&aacute;c đệ tử kh&ocirc;ng được đổ những vật dư thừa bừa b&atilde;i l&ecirc;n c&acirc;y cỏ v&agrave; đặc biệt l&agrave; kh&ocirc;ng l&agrave;m &ocirc; uế d&ograve;ng nước. Theo Đức Phật, c&acirc;y c&oacute; đời sống của c&acirc;y, nếu con người biết thở th&igrave; cỏ c&acirc;y, c&aacute;c d&ograve;ng nước cũng cần phải thở. C&ograve;n bởi trong quan niệm của đạo Phật, t&iacute;nh thanh lọc, đức nhẫn nại, nhu h&ograve;a, ẩn m&igrave;nh của nước c&oacute; li&ecirc;n quan đến bổn phận t&acirc;m thủy của người tu. V&agrave; như vậy, thi&ecirc;n nhi&ecirc;n, m&ocirc;i trường kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; c&aacute;i n&ocirc;i sinh ra con người n&oacute;i chung v&agrave; Phật tử n&oacute;i ri&ecirc;ng m&agrave; thi&ecirc;n nhi&ecirc;n, m&ocirc;i trường c&ograve;n l&agrave; một phần thuộc t&iacute;nh của con người, l&agrave; phẩm chất trong s&aacute;ng th&aacute;nh thiện để con người v&agrave; Phật tử hướng đạo. Tức l&agrave;, bảo vệ thi&ecirc;n nhi&ecirc;n m&ocirc;i trường l&agrave; con người đang bảo vệ m&ocirc;i trường sống, sự sống của ch&iacute;nh m&igrave;nh; bảo vệ m&ocirc;i trường tu tập v&agrave; phẩm chất của người tu h&agrave;nh.</p> <h2 style="text-align: justify;">&hellip; đến hiện thực cuộc sống</h2> <p style="text-align: justify;">Phật gi&aacute;o đ&atilde; từng chỉ ra sự khủng hoảng sinh th&aacute;i, &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường l&agrave; hệ quả của việc con người tham s&acirc;n si v&agrave; bu&ocirc;ng thả bản th&acirc;n. V&igrave; vậy, người tu h&agrave;nh lu&ocirc;n lấy những việc l&agrave;m thiện với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n v&agrave; m&ocirc;i trường để h&agrave;nh đạo. Hơn 2.000 năm du nhập v&agrave;o Việt Nam, đặc biệt, kể từ thời điểm Gi&aacute;o hội Phật gi&aacute;o Việt Nam (GHPGVN) ra đời, h&agrave;nh đạo với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n v&agrave; m&ocirc;i trường đ&atilde; trở th&agrave;nh n&eacute;t văn h&oacute;a trong truyền thống &ldquo;Hộ quốc - An d&acirc;n&rdquo;. Đồng h&agrave;nh c&ugrave;ng d&acirc;n tộc, Phật gi&aacute;o Việt Nam đ&atilde; v&agrave; đang g&oacute;p phần tạo ra những nhận thức đẹp nơi cộng đồng về quan niệm sống c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm BVMT, bảo vệ hệ sinh th&aacute;i tự nhi&ecirc;n, đưa đạo v&agrave;o đời v&agrave; lấy đời truyền đạo.</p> <p style="text-align: justify;">GHPGVN đ&atilde; t&iacute;ch cực vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia c&aacute;c hoạt động BVMT, kết nối đức thiện trong ứng xử với m&ocirc;i trường của người tu tập th&agrave;nh những phong tr&agrave;o r&otilde; n&eacute;t v&agrave; lan tỏa rộng r&atilde;i. Những năm gần đ&acirc;y, từ Hội nghị to&agrave;n quốc &ldquo;Ph&aacute;t huy vai tr&ograve; c&aacute;c t&ocirc;n gi&aacute;o tham gia BVMT v&agrave; ứng ph&oacute; với biến đổi kh&iacute; hậu&rdquo; đến c&aacute;c phong tr&agrave;o trồng c&acirc;y, BVMT, chống r&aacute;c thải nhựa, đều c&oacute; sự hưởng ứng, tham gia, k&yacute; kết của đại diện l&atilde;nh đạo c&aacute;c tổ chức t&ocirc;n gi&aacute;o, trong đ&oacute; đặc biệt l&agrave; sự tham gia nhiệt t&igrave;nh t&iacute;ch cực của nhiều chư t&ocirc;n đức H&ograve;a thượng, Thượng tọa, Tăng, Ni v&agrave; đ&ocirc;ng đảo Phật tử.</p> <p style="text-align: justify;">Bằng việc l&agrave; th&agrave;nh vi&ecirc;n Ban Chỉ đạo Chương tr&igrave;nh &ldquo;Ph&aacute;t huy vai tr&ograve; c&aacute;c t&ocirc;n gi&aacute;o tham gia BVMT v&agrave; ứng ph&oacute; với biến đổi kh&iacute; hậu&quot;, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN - H&ograve;a thượng Th&iacute;ch Thiện Nhơn đ&atilde; n&ecirc;u một tấm gương s&aacute;ng về BVMT v&agrave; lan tỏa tinh thần ấy đến đ&ocirc;ng đảo c&aacute;c tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n. Hiện 63/63 Ban Trị sự GHPGVN c&aacute;c tỉnh, th&agrave;nh phố trong cả nước đ&atilde; tham gia k&yacute; kết Chương tr&igrave;nh phối hợp BVMT; tuy&ecirc;n truyền n&acirc;ng cao nhận thức v&agrave; &yacute; thức tr&aacute;ch nhiệm cho Tăng, Ni, Phật tử v&agrave; người d&acirc;n ở cộng đồng tu&acirc;n thủ c&aacute;c quy định của ph&aacute;p luật về BVMT; kh&ocirc;ng sử dụng c&aacute;c chất cấm trong trồng trọt,&nbsp; chăn nu&ocirc;i; t&ocirc;n trọng, bảo vệ đa dạng sinh học v&agrave; sinh mệnh của mu&ocirc;n lo&agrave;i nhằm giữ g&igrave;n sự c&acirc;n bằng của hệ m&ocirc;i trường sinh th&aacute;i; n&ecirc;u cao &yacute; thức, tr&aacute;ch nhiệm BVMT, ph&acirc;n loại r&aacute;c thải ở từng hộ gia đ&igrave;nh, cơ sở t&ocirc;n gi&aacute;o, t&iacute;n ngưỡng, kh&ocirc;ng xả r&aacute;c bừa b&atilde;i ra m&ocirc;i trường; hoạt động Phật sự theo tinh thần Bồ T&aacute;t đạo, hạn chế đốt v&agrave;ng m&atilde; tại c&aacute;c tự viện, cơ sở thờ tự Phật gi&aacute;o...</p> <p style="text-align: justify;">Hưởng ứng phong tr&agrave;o &ldquo;Chống r&aacute;c thải nhựa&rdquo;, GHPGVN đ&atilde; k&ecirc;u gọi thay đổi th&oacute;i quen sử dụng t&uacute;i ni l&ocirc;ng bằng t&uacute;i giấy, t&uacute;i vải sử dụng nhiều lần; kh&ocirc;ng sử dụng c&aacute;c sản phẩm nhựa kh&oacute; ph&acirc;n hủy, sử dụng một lần trong sinh hoạt, hội họp, tiếp kh&aacute;ch. Đặc biệt, GHPGVN đ&atilde; đề nghị Gi&aacute;o hội Phật gi&aacute;o c&aacute;c tỉnh, th&agrave;nh phố kh&ocirc;ng sử dụng chất liệu nhựa trong c&aacute;c lễ hội &ldquo;Hoa đăng&rdquo; để hạn chế &ocirc; nhiễm v&agrave; hủy hoại m&ocirc;i trường nước.</p> <p style="text-align: justify;">C&ugrave;ng với đ&oacute; l&agrave; c&aacute;c phong tr&agrave;o &ldquo;Trồng c&acirc;y ph&uacute;c đức&rdquo;, &ldquo;Trồng c&acirc;y tr&iacute; đức&rdquo;, trồng c&acirc;y &ldquo;V&igrave; một Việt Nam xanh&rdquo;, &ldquo;Trồng mới v&agrave; chăm s&oacute;c 1 tỷ c&acirc;y xanh...&rdquo; v&agrave;o m&ugrave;a Xu&acirc;n, Tết Nguy&ecirc;n đ&aacute;n h&agrave;ng năm, c&aacute;c dịp lễ hội Phật gi&aacute;o&hellip; k&ecirc;u gọi Phật tử v&agrave; nh&acirc;n d&acirc;n hiểu cho đ&uacute;ng về lộc để từ bỏ tục lệ &ldquo;h&aacute;i lộc&rdquo;, &ldquo;bẻ lộc&rdquo; đ&ecirc;m Giao thừa ảnh hưởng đến c&acirc;y xanh; khuyến kh&iacute;ch ph&oacute;ng sinh; k&ecirc;u gọi x&acirc;y dựng lối sống th&acirc;n thiện với m&ocirc;i trường v&agrave; xem tất cả những việc l&agrave;m v&igrave; m&ocirc;i trường l&agrave; c&aacute;ch thức để t&iacute;ch nghiệp thiện&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Quan điểm đạo đức về m&ocirc;i trường, tiếng n&oacute;i đạo đức về m&ocirc;i trường v&agrave; h&agrave;nh động thiết thực về m&ocirc;i trường của Phật gi&aacute;o Việt Nam đ&atilde; g&oacute;p phần lay chuyển t&acirc;m thức của t&iacute;n đồ v&agrave; quần ch&uacute;ng t&iacute;n đồ Phật gi&aacute;o, x&acirc;y dựng v&agrave; ho&agrave;n thiện gi&aacute; trị chuẩn mực đạo đức con người Việt v&agrave; hiện thực h&oacute;a mục ti&ecirc;u Phật gi&aacute;o đồng h&agrave;nh v&igrave; một Việt Nam xanh.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/phat-giao-viet-nam-dong-hanh-vi-mot-viet-nam-xanh-bao-ve-moi-truong-la-chuan-muc-dao-duc-d691165.html