| Hotline: 0983.970.780

Thứ năm 22/05/2025 - 16:41

Pháp luật - Bạn đọc

Nghề thổi thủy tinh

Thứ Năm 22/04/2010 - 12:14

Xin cho biết lịch sử làm thủy tinh trên thế giới. Ở Việt Nam thì làng nào có nghề thổi thủy tinh lâu đời?

* Xin cho biết lịch sử làm thủy tinh trên thế giới. Ở Việt Nam thì làng nào có nghề thổi thủy tinh lâu đời?

Đỗ Huy Hoàng, TP Hà Tĩnh

Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 trước Công nguyên, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế chế La Mã rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ.

Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy. Các đồ vật làm từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên đảo Torcello gần Vơnidơ. Các loại hình này là liên kết quan trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng sau này của thành phố đó trong việc sản xuất thủy tinh.

Khoảng năm 1000 sau Công nguyên, một đột phá quan trọng trong kỹ thuật đã được tạo ra ở Bắc Âu khi thủy tinh sô đa được thay thế bằng thủy tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được từ tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy tinh ở khu vực phía bắc châu Âu có sự sai khác rõ nét với thủy tinh ở khu vực Địa Trung Hải, là khu vực mà sô đa vẫn được sử dụng chủ yếu.

Nghề thổi thủy tinh đã có từ khá lâu ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội), cách Hà Nội khoảng 30km theo đường 1. Ở đây trước kia có làng Giáp Long chuyên nghề thổi thủy tinh. Những năm 60, nghề này là nghề chính của người dân trong làng. Sản xuất tất cả từ những đồ dùng đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, ly, cốc, nắp phích... đến những vật trang trí cầu kì, yêu cầu sự kiên nhẫn, tỉ mỉ như những con giống để trưng bày. 

* Tôi nghe nói đến “đá đơn khoáng” và “đá đa khoáng”. Khái niệm này có nghĩa là gì?

Vũ Minh Hiển, Kinh Môn, Hải Dương

Các đá tạo nên tất cả các dạng địa hình chúng ta thấy trên bề mặt Trái đất (núi, đồi, đồng bằng, đáy đại dương) và cấu tạo nên hầu hết vỏ Trái đất của chúng ta. Đá có thể tạo nên từ một loại kháng vật (đá đơn khoáng) hoặc vài loại khoáng vật (đá đa khoáng). Ví dụ, đá granit (đá hoa cương) cấu thành chủ yếu từ 3 loại khoáng vật là thạch anh, felspat và mica; đá vôi tạo thành từ một loại khoáng vật là calcit.

Chalcedony là đá đa khoáng nên hầu như không trong suốt bằng đá đơn khoáng. Canxedon là một dạng ẩn tinh của silica, gồm rất nhiều hạt thạch anh và moganit rất nhỏ mọc xen kẽ. Thạch anh và moganit giống nhau về thành phần chỉ khác nhau về cấu tạo tinh thể, thạch anh thuộc hệ tinh thể ba phương còn moganit thuộc hệ tinh thể đơn tà. Độ trong gồm các cấp từ cao đến thấp: nửa trong suốt (bán trong), trong mờ, nửa trong mờ, đục.

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/nghe-thoi-thuy-tinh-d52393.html