Thứ bảy 10/05/2025 - 05:40
Cuộc sống muôn màu
Mâu thuẫn xung quanh lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc
Thứ Ba 22/06/2021 - 11:12
Bắc Kinh đang làm chủ phép trừ nhưng lại đau đầu với kinh tế học cơ bản khi cấm ngành công nghiệp gia sư trị giá 120 tỷ USD bị cấm dạy thêm.
- Trung Quốc công bố kết quả điều tra dân số sau vài lần trì hoãn
- Lo già hóa dân số, Nhật tặng gần 6.000 USD cho các cặp đôi
Trước đó hôm 16/6, Trung Quốc dự định sẽ công bố một lệnh cấm đối với ngành công nghiệp dạy thêm- học thêm, trị giá 120 tỷ USD của nước này. Hãng Reuters dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, lệnh cấm "dạy thêm trong kỳ nghỉ", sau khi đã lên kế hoạch cấm dạy thêm trực tuyến và ngoại tuyến vào cuối tuần trong năm học- điều này đồng nghĩa có thể tước đi 80% doanh thu hàng năm của các công ty dạy thêm.
Theo đó, lệnh cấm dạy thêm- học thêm dự định sắp ban hành được cho là có thể giúp giải tỏa và giảm áp lực cạnh tranh gay gắt trong kỳ thi vào đại học sắp tới, vốn làm méo mó nguồn cung lao động và giảm tỷ lệ sinh.
Tuy nhiên, hệ lụy của nó cũng đang đặt ra vấn đề lớn hơn, đó là làm lộ ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong xã hội và chính sách này có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Các “bố mẹ hổ Trung Quốc” đang là nguồn sống của các nhà đầu tư. Ví dụ, các gia đình ở quận Tĩnh An của thành phố Thượng Hải đã chi trung bình khoảng 80.000 USD cho mỗi đứa trẻ cho các dịch vụ giáo dục, trước khi chúng lên bậc trung học. Đây là kết quả một cuộc khảo sát dịch vụ giáo dục do nhà nước tiến hành vào năm 2019.
Như vậy lấy con số này nhân với 400 triệu người có mức thu nhập trung bình trong nước là cả một thị trường rộng lớn. TAL Education (TAL.N) và Gaotu Techedu (GOTU.N) là hai trong số những công ty từng đưa lý thuyết này lên thẳng thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc, không có quy định nào bắt buộc “không để đứa trẻ nào bị bỏ lại phía sau”. Vì vậy các giáo viên xác định ngay từ sớm những học sinh giỏi nhất và đầu tư, đưa chúng vào các lò luyện. Sân chơi này về mặt lý thuyết là phẳng nên những học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi đại học “gaokao” khốc liệt nhất có thể kéo một gia đình thoát khỏi cảnh nghèo đói. Không ai thích “học để thi” hơn các bậc cha mẹ nghèo ở Trung Quốc.
Tuy nhiên chính sự ganh đua gay gắt trong kỳ thi đầu vào đại học đã tạo ra một vòng phản hồi tiêu cực. Để làm hài lòng những ông bố bà mẹ có tính hơn thua, các trường học đã áp dụng khái niệm gọi là “dạy nâng cao” cho học sinh quá sớm, bao gồm cả các khóa học MBA ngay ở bậc tiểu học. Đội ngũ giáo viên đã nhồi ép các bài tập về nhà, hoặc bổ sung bằng các buổi dạy kèm buổi tối và cuối tuần.
Việc nhồi nhét liên tục kiến thức sách vở sẽ kìm hãm sự phát triển của tư duy phản biện. Hậu quả là nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường với ít kinh nghiệm sống hoặc non nớt thực tế, nhưng lại phải lo chu cấp cho cha mẹ đã nghỉ hưu hoặc lại lao đầu lộn cổ với guồng quay xe hơi, nhà cửa và con cái của họ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh liên tục ở mức thấp.
Việc trấn áp các công ty dạy thêm, bao gồm cả lệnh cấm vào cuối tuần sẽ xảy ra là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự thái quá của ngành công nghiệp gia sư cũng phản ánh sự bất bình đẳng trong xã hội. Cụ thể là số lượng học sinh nghèo đậu vào các trường hàng đầu đang giảm dần và các tỉnh nghèo đang bị tụt lại phía sau so với những học sinh con nhà giàu có.
Trên thực tế, các bậc cha mẹ giàu không gặp mấy khó khăn khi trả tiền cho các bài học một kèm một, cho phép họ củng cố lợi thế giáo dục của mình. Còn đối với đa số, các chính sách mới có thể giảm chi phí nuôi dạy con cái, nhưng họ phải trả giá bằng khả năng tìm kiếm nguồn lực trong tương lai – và do đó không có động lực để sinh thêm con.
Giới phân tích cho rằng, với kế hoạch cấm dạy thêm này, các nhà hoạch định chính sách giáo dục Trung Quốc nên phải học một khóa bồi dưỡng về kiến thức kinh tế.
Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/mau-thuan-xung-quanh-lenh-cam-day-them-o-trung-quoc-d294558.html