| Hotline: 0983.970.780

Thứ ba 20/05/2025 - 02:20

Bạn đọc - Pháp luật

Ma trận “cát tặc” trên dòng Krông Nô

Thứ Sáu 22/11/2019 - 15:21

(TN&MT) - Sông Krông Nô là một trong hai nhánh chính đầu nguồn sông Sêrêpốk - con sông gắn bó mật thiết với đời sống cư dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng từ ngàn đời. Nay, khai thác cát tràn lan đã làm sạt lở cả đôi bờ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân quanh vùng…

<h2 style="text-align: justify;">B&agrave;i 1: Khắc khoải &ldquo;s&ocirc;ng Cha&rdquo;</h2> <p style="text-align: justify;">Đường ấp v&agrave;o n&uacute;i, n&uacute;i ấp v&agrave;o l&agrave;ng, l&agrave;ng ấp v&agrave;o s&ocirc;ng quanh co, uốn lượn tr&ecirc;n đại ng&agrave;n T&acirc;y Nguy&ecirc;n h&ugrave;ng vỹ. Con s&ocirc;ng Cha - Kr&ocirc;ng N&ocirc; hiện ra ngắc ngoải từng ng&agrave;y bởi nạn c&aacute;t tặc. H&agrave;ng trăm bến khai th&aacute;c c&aacute;t được h&igrave;nh th&agrave;nh tại c&aacute;c x&atilde; Quảng Ph&uacute;, Đắk Nang, N&acirc;m NĐir, Đắk Rồ, Bu&ocirc;n Ch&oacute;a... của huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc; l&agrave;m d&ograve;ng s&ocirc;ng s&acirc;u th&ecirc;m v&agrave; ng&agrave;y một ph&igrave;nh to.</p> <p style="text-align: justify;">Ph&agrave; qua s&ocirc;ng, tiếng m&aacute;y x&eacute; toang chia đ&ocirc;i d&ograve;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc;, t&ocirc;i lọt thỏm giữa m&ecirc;nh m&ocirc;ng vời vợi, xa xăm ph&iacute;a ngược d&ograve;ng l&agrave; những chiếc t&agrave;u &ldquo;kh&ocirc;ng số&rdquo; đua nhau c&agrave;y xới từng đoạn s&ocirc;ng. &Ocirc;ng l&aacute;i ph&agrave; gh&eacute; tai trong sự ấm ức, như một trận địa b&agrave;y binh bố trận giữa d&ograve;ng, từng doanh nghiệp chia nhau từng kh&uacute;c s&ocirc;ng, h&uacute;t c&aacute;t l&ecirc;n t&agrave;u một c&aacute;ch v&ocirc; tội vạ, mặc cho d&ograve;ng &ldquo;s&ocirc;ng Cha&rdquo; oằn m&igrave;nh &ldquo;k&ecirc;u cứu&rdquo;&hellip;</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/22/8.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption" style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Lương Văn Đo&agrave;n - Chủ tịch UBND x&atilde; Bu&ocirc;n Ch&oacute;a (huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc;) cho biết: &ldquo;Trước đ&acirc;y đoạn s&ocirc;ng chảy qua x&atilde; hẹp lắm, chỉ khoảng 20m nhưng do t&agrave;u h&uacute;t c&aacute;t đ&atilde; l&agrave;m sạt lở đất 2 b&ecirc;n bờ s&ocirc;ng. B&acirc;y giờ, bề ngang của đoạn s&ocirc;ng n&agrave;y rộng cả trăm m&eacute;t&rdquo;.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Chứng kiến tr&ecirc;n một đoạn s&ocirc;ng ngắn qua c&aacute;c x&atilde; N&acirc;m Nđir, Đắk Nang đ&atilde; c&oacute; đến 3 doanh nghiệp chia nhau khai th&aacute;c c&aacute;t gồm doanh nghiệp tư nh&acirc;n (DNTN) Hồng Hạnh, DNTN Quang Long v&agrave; DNTN An Nghĩa. Mỗi doanh nghiệp chiếm giữ một đoạn s&ocirc;ng d&agrave;i từ 200 - 500m, c&oacute; những b&atilde;i chứa c&aacute;t rộng đến nửa h&eacute;cta với những n&uacute;i c&aacute;t h&agrave;ng ng&agrave;n m&eacute;t khối. C&ograve;n tại x&atilde; Quảng Ph&uacute; l&agrave; Hợp t&aacute;c x&atilde; Tiến Đạt, DNTN Văn Hồng, DNTN Th&agrave;nh Đ&ocirc; v&agrave; hộ &ocirc;ng Ng&ocirc; Văn Bằng l&agrave;m c&aacute;t lậu. Kh&ocirc;ng phải khai th&aacute;c quy m&ocirc; nhỏ lẻ, c&aacute;c doanh nghiệp n&agrave;y trang bị cả s&agrave; lan trọng tải lớn, xe cuốc loại g&agrave;u 0,7m3, xe m&uacute;c loại g&agrave;u 1m3 v&agrave; những m&aacute;y h&uacute;t c&ocirc;ng suất 40 m&atilde; lực.</p> <p style="text-align: justify;">Theo ch&acirc;n &ocirc;ng Lương Văn Đo&agrave;n - Chủ tịch UBND x&atilde; Bu&ocirc;n Ch&oacute;a (huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc;), ch&uacute;ng t&ocirc;i lội bộ ra bờ s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc;. Từ xa, đ&atilde; nghe tiếng m&aacute;y bơm của t&agrave;u h&uacute;t c&aacute;t hoạt động, ph&aacute; tan bầu kh&ocirc;ng kh&iacute; tĩnh lặng của v&ugrave;ng qu&ecirc; ngh&egrave;o. Bao chiếc t&agrave;u kh&ocirc;ng số rầm rập hoạt động giữa ban ng&agrave;y, những v&ograve;i rồng cắm thẳng v&agrave;o l&ograve;ng s&ocirc;ng. Tiếng m&aacute;y bơm ầm &igrave; đang đe dọa từng ng&agrave;y cuộc sống người d&acirc;n. &Ocirc;ng Đo&agrave;n cho biết: &ldquo;Trước đ&acirc;y đoạn s&ocirc;ng chảy qua x&atilde; hẹp lắm, chỉ khoảng 20m nhưng do t&agrave;u h&uacute;t c&aacute;t đ&atilde; l&agrave;m sạt lở đất 2 b&ecirc;n bờ s&ocirc;ng. B&acirc;y giờ bề ngang của đoạn s&ocirc;ng n&agrave;y rộng cả trăm m&eacute;t&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">Trong nắng nhuộm v&agrave; lộng gi&oacute; v&ugrave;ng cao nguy&ecirc;n đất đỏ ba gian, n&oacute;i với t&ocirc;i bằng sự ấm ức, anh Đinh Văn Ho&agrave;n (ở x&atilde; Bu&ocirc;n Ch&oacute;a) bảo: &ldquo;Những chiếc t&agrave;u h&uacute;t c&aacute;t n&agrave;y đ&atilde; c&oacute; mặt tại đ&acirc;y hơn 10 năm rồi. Từ khi ch&uacute;ng hoạt động tại đ&acirc;y, nhiều nh&agrave; đ&atilde; bị mất đất, thậm ch&iacute; mất gần hết đất. Ch&uacute;ng t&ocirc;i rất sợ những t&agrave;u h&uacute;t c&aacute;t n&agrave;y, biết rằng v&ograve;i h&uacute;t c&aacute;t cắm thẳng v&agrave;o đất nh&agrave; m&igrave;nh nhưng chẳng d&aacute;m n&oacute;i v&igrave; sợ bị h&agrave;nh hung&rdquo;. Tại đoạn s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc; chưa đầy 2km chảy qua x&atilde; Bu&ocirc;n Ch&oacute;a, ch&uacute;ng t&ocirc;i đ&atilde; đếm được c&oacute; hơn 10 điểm, bến v&agrave; h&agrave;ng chục s&agrave; lan h&uacute;t c&aacute;t hoạt động rầm rộ cả ng&agrave;y lẫn đ&ecirc;m.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/22/4.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Doanh nghiệp chia nhau h&uacute;t c&aacute;t l&ecirc;n t&agrave;u một c&aacute;ch v&ocirc; tội vạ</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Đo&agrave;n tỏ r&otilde; bức x&uacute;c: &ldquo;H&agrave;ng ng&agrave;y, tr&ecirc;n đoạn s&ocirc;ng n&agrave;y chỉ 1 - 2 km nhưng c&oacute; hơn 30 s&agrave; lan h&uacute;t c&aacute;t hoạt động rầm rộ từ 4 giờ s&aacute;ng cho tới 19 giờ, b&igrave;nh qu&acirc;n mỗi s&agrave; lan h&uacute;t ba chuyến/ng&agrave;y, mỗi chuyến hơn 20m3. Như vậy, b&igrave;nh qu&acirc;n một ng&agrave;y tr&ecirc;n kh&uacute;c s&ocirc;ng đoạn qua x&atilde; Bu&ocirc;n Cho&aacute;h c&oacute; tới 1.800m3 c&aacute;t được h&uacute;t l&ecirc;n, khiến cho d&ograve;ng s&ocirc;ng s&acirc;u th&ecirc;m v&agrave; rộng ra nhanh ch&oacute;ng. Lực lượng khai th&aacute;c c&aacute;t tr&aacute;i ph&eacute;p ở đ&acirc;y đủ th&agrave;nh phần, n&agrave;o l&agrave; những hợp t&aacute;c x&atilde;, doanh nghiệp v&agrave; hộ tư nh&acirc;n đến từ huyện Kr&ocirc;ng A Na v&agrave; th&agrave;nh phố Bu&ocirc;n Ma Thuột của tỉnh &ETH;ắk Lắk.</p> <p style="text-align: justify;">C&oacute; một c&aacute;i kh&oacute; m&agrave; &ocirc;ng Đo&agrave;n đau đ&aacute;u chia sẻ với t&ocirc;i rằng, đoạn s&ocirc;ng n&agrave;y lại gi&aacute;p ranh giữa hai tỉnh n&ecirc;n ch&iacute;nh quyền x&atilde; Bu&ocirc;n Cho&aacute;h kh&ocirc;ng thể kiểm tra, xử l&yacute; được. Khi ph&aacute;t hiện s&agrave; lan khai th&aacute;c c&aacute;t tr&aacute;i ph&eacute;p tr&ecirc;n địa phận x&atilde;, nhưng khi tổ chức lực lượng đến nơi kiểm tra th&igrave; họ cho s&agrave; lan chạy sang phần s&ocirc;ng do tỉnh &ETH;ắk Lắk quản l&yacute; n&ecirc;n ch&uacute;ng t&ocirc;i đ&agrave;nh &quot;b&oacute; tay&quot;. Thậm ch&iacute;, khi lực lượng của x&atilde; l&ecirc;n được s&agrave; lan rồi nhưng bọn &quot;c&aacute;t tặc&quot; vẫn cho s&agrave; lan chạy sang địa giới x&atilde; Ea Na rồi chối bay chối biến, vu cho ch&iacute;nh quyền x&atilde; Bu&ocirc;n Cho&aacute;h lộng quyền&hellip;</p> <p style="text-align: justify;">Trăn trở với t&ocirc;i, &ocirc;ng Lương Văn Đo&agrave;n, Chủ tịch UBND x&atilde; Bu&ocirc;n Ch&oacute;a cho biết: &ldquo;Bao đời nay, h&agrave;ng trăm hộ d&acirc;n trong x&atilde; ch&uacute;ng t&ocirc;i sống nhờ v&agrave;o ph&ugrave; sa của d&ograve;ng s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc;. Nhưng đ&atilde; 10 năm nay, bờ s&ocirc;ng n&agrave;y bị sạt lở v&agrave; h&agrave;ng trăm h&eacute;cta ruộng nương của người d&acirc;n bị tr&ocirc;i xuống s&ocirc;ng. &Ocirc;ng Đo&agrave;n cho rằng, Bu&ocirc;n Cho&aacute;h l&agrave; x&atilde; v&ugrave;ng s&acirc;u của huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc;, lại l&agrave; v&ugrave;ng trũng nằm b&ecirc;n tả ngạn s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc;, gi&aacute;p ranh với thị trấn Bu&ocirc;n Trấp v&agrave; x&atilde; Ea Na của huyện Kr&ocirc;ng A Na. V&igrave; vậy, hơn 1.000 ha đất sản xuất n&ocirc;ng nghiệp của x&atilde; cũng nằm dọc theo bờ s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc;. To&agrave;n x&atilde; c&oacute; hơn 500 hộ d&acirc;n, chủ yếu l&agrave; đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc thiểu số như M&quot;N&ocirc;ng, &Ecirc; &ETH;&ecirc; v&agrave; c&aacute;c d&acirc;n tộc thiểu số kh&aacute;c từ c&aacute;c tỉnh miền n&uacute;i ph&iacute;a Bắc di cư v&agrave;o đ&acirc;y sinh sống.</p> <p style="text-align: justify;">Những năm gần đ&acirc;y, do khai th&aacute;c c&aacute;t tr&aacute;i ph&eacute;p ồ ạt đ&atilde; g&acirc;y ra những t&aacute;c động ti&ecirc;u cực tới d&ograve;ng chảy của s&ocirc;ng Kr&ocirc;ng N&ocirc; - một con s&ocirc;ng lớn ở T&acirc;y Nguy&ecirc;n, đoạn qua x&atilde; Bu&ocirc;n Cho&aacute;h. Hậu quả, mỗi năm, c&oacute; hơn chục ha đất sản xuất n&ocirc;ng nghiệp của nh&acirc;n d&acirc;n dọc theo bờ s&ocirc;ng bị sạt lở v&agrave; những năm gần đ&acirc;y t&igrave;nh trạng lũ lụt ở x&atilde; Bu&ocirc;n Cho&aacute;h ng&agrave;y c&agrave;ng nhiều hơn.</p> <h2 style="text-align: justify;">B&agrave;i 2: Nuốt tr&ocirc;i l&agrave;ng mạc</h2>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/ma-tran-cat-tac-tren-dong-krong-no-d656571.html