Thứ Năm, 3/7/2025 2:1 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thế giới

LHQ cảnh báo thế giới đang bên bờ vực thẳm của vấn đề khí hậu

Thứ Ba 20/04/2021 - 15:47

(TN&MT) - Nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng mạnh và năm 2020 là một trong ba năm nóng nhất được ghi nhận, do các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến hàng triệu người.

<table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/04/20/image1170x530cropped-4-.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Tảng băng tr&ocirc;i ở biển Bellingshausen ở Nam Cực. Ảnh: WMO / Gonzalo Bertolotto</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo b&aacute;o c&aacute;o &ldquo;T&igrave;nh trạng kh&iacute; hậu to&agrave;n cầu&rdquo; của Tổ chức Kh&iacute; tượng Thế giới (WMO), nhiệt độ trung b&igrave;nh to&agrave;n cầu v&agrave;o năm 2020 cao hơn khoảng 1,2 độ C so với mức ở thời kỳ tiền c&ocirc;ng nghiệp. Con số đ&oacute; gần chạm đến giới hạn 1,5 độ C m&agrave; c&aacute;c nh&agrave; khoa học cho rằng sẽ ngăn chặn những t&aacute;c động tồi tệ nhất của biến đổi kh&iacute; hậu.</p> <p style="text-align: justify;">Cảnh b&aacute;o r&otilde; r&agrave;ng từ WMO được đưa ra trước Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của c&aacute;c nh&agrave; l&atilde;nh đạo về kh&iacute; hậu trong tuần n&agrave;y do Tổng thống Mỹ Joe Biden triệu tập nhằm th&uacute;c đẩy c&aacute;c nỗ lực giảm ph&aacute;t thải kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh v&agrave; đ&aacute;p ứng c&aacute;c mục ti&ecirc;u của Thỏa thuận Paris 2015 đ&atilde; được c&aacute;c quốc gia nhất tr&iacute;.</p> <h2 style="text-align: justify;">2021 &ndash; năm h&agrave;nh động</h2> <p style="text-align: justify;">Người đứng đầu Li&ecirc;n Hợp Quốc (LHQ), &ocirc;ng Ant&oacute;nio Guterres nhấn mạnh năm 2021 &ldquo;phải l&agrave; năm h&agrave;nh động&rdquo;, đồng thời k&ecirc;u gọi c&aacute;c quốc gia c&ugrave;ng nhau nỗ lực trước khi tập trung tại Hội nghị lần thứ 26 c&aacute;c b&ecirc;n tham gia C&ocirc;ng ước khung của Li&ecirc;n hợp quốc về biến đổi kh&iacute; hậu (COP26) tại Glasgow (Anh) v&agrave;o th&aacute;ng 11 tới.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;C&aacute;c quốc gia cần đưa ra c&aacute;c Đ&oacute;ng g&oacute;p do quốc gia tự quyết định (NDC). C&aacute;c kế hoạch về kh&iacute; hậu của những quốc gia n&agrave;y trong 10 năm tới phải hiệu quả hơn nhiều&rdquo;, Tổng thư k&yacute; LHQ n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng cũng k&ecirc;u gọi h&agrave;nh động ngay lập tức để hỗ trợ c&aacute;c cam kết v&agrave; kế hoạch về kh&iacute; hậu v&agrave; hầu hết c&aacute;c quốc gia gi&agrave;u hơn đầu tư h&agrave;ng ngh&igrave;n tỷ đ&ocirc; la để phục hồi COVID-19 trong nước, đ&aacute;p ứng Thỏa thuận Paris về biến đổi kh&iacute; hậu, c&aacute;c Mục ti&ecirc;u Ph&aacute;t triển Bền vững (SDGs) v&agrave; c&aacute;c khoản trợ cấp nhằm chuyển đổi từ nhi&ecirc;n liệu h&oacute;a thạch sang năng lượng t&aacute;i tạo.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;C&aacute;c nước ph&aacute;t triển phải đi đầu trong việc loại bỏ dần than v&agrave;o năm 2030 ở c&aacute;c nước thuộc Tổ chức Hợp t&aacute;c v&agrave; Ph&aacute;t triển Kinh tế (OECD) v&agrave; năm 2040 ở c&aacute;c nước kh&aacute;c. Kh&ocirc;ng n&ecirc;n x&acirc;y dựng c&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y điện than mới&rdquo;, &ocirc;ng Guterres khẳng định.</p> <h2 style="text-align: justify;">Đầu tư cho dịch vụ cảnh b&aacute;o sớm</h2> <p style="text-align: justify;">B&aacute;o c&aacute;o cho rằng biến đổi kh&iacute; hậu g&acirc;y cản trở c&aacute;c nỗ lực ph&aacute;t triển bền vững, th&ocirc;ng qua một chuỗi c&aacute;c sự kiện li&ecirc;n quan đến nhau c&oacute; thể l&agrave;m trầm trọng th&ecirc;m t&igrave;nh trạng bất b&igrave;nh đẳng hiện c&oacute; v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i t&igrave;nh h&igrave;nh nghi&ecirc;m trọng về biến đổi kh&iacute; hậu.</p> <p style="text-align: justify;">Tổng Thư k&yacute; tổ chức Kh&iacute; tượng thế giới Petteri Taalas cảnh b&aacute;o biến đổi kh&iacute; hậu c&oacute; thể tiếp tục diễn ra theo chiều hướng ti&ecirc;u cực trong những thập kỷ tới v&agrave; k&ecirc;u gọi đầu tư nhiều hơn v&agrave;o th&iacute;ch ứng. &Ocirc;ng Taalas cho biết: &ldquo;B&aacute;o c&aacute;o cho thấy rằng ch&uacute;ng ta kh&ocirc;ng c&oacute; thời gian để l&atilde;ng ph&iacute;. Kh&iacute; hậu đang thay đổi v&agrave; những t&aacute;c động do biến đổi kh&iacute; hậu g&acirc;y ra đ&atilde; g&acirc;y tổn thất lớn cho con người v&agrave; h&agrave;nh tinh. Năm 2021 l&agrave; năm h&agrave;nh động v&agrave; tất cả c&aacute;c quốc gia cần cam kết kh&ocirc;ng ph&aacute;t thải v&agrave;o năm 2050&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">&ldquo;Một trong những biện ph&aacute;p hữu hiệu nhất để th&iacute;ch ứng l&agrave; đầu tư v&agrave;o c&aacute;c dịch vụ cảnh b&aacute;o sớm v&agrave; mạng lưới quan s&aacute;t thời tiết. Một số quốc gia k&eacute;m ph&aacute;t triển hơn c&oacute; những lỗ hổng lớn trong hệ thống quan s&aacute;t của họ v&agrave; thiếu c&aacute;c dịch vụ hiện đại về thời tiết, kh&iacute; hậu v&agrave; nước&rdquo;, &ocirc;ng Taalas nhấn mạnh.</p> <h2 style="text-align: justify;">Nhiều ph&aacute;t hiện từ b&aacute;o c&aacute;o</h2> <p style="text-align: justify;">Trong h&agrave;ng loạt những ph&aacute;t hiện được đưa ra, b&aacute;o c&aacute;o của WMO cho rằng nồng độ của c&aacute;c kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh tiếp tục tăng trong năm 2019 v&agrave; 2020, với mức trung b&igrave;nh nồng độ carbon dioxide to&agrave;n cầu vượt qu&aacute; 410 phần triệu (ppm), đồng thời cảnh b&aacute;o th&ecirc;m rằng nếu nồng độ tăng theo xu hướng tương tự như những năm trước, n&oacute; c&oacute; thể tăng đến hoặc vượt ngưỡng 414 ppm trong năm nay.</p> <p style="text-align: justify;">Theo WMO, qu&aacute; tr&igrave;nh axit h&oacute;a v&agrave; khử oxy đại dương vẫn tiếp diễn, t&aacute;c động đến c&aacute;c hệ sinh th&aacute;i, sinh vật biển v&agrave; nghề c&aacute;, cũng như l&agrave;m giảm khả năng hấp thụ CO2 từ kh&iacute; quyển.</p> <p style="text-align: justify;">Hơn nữa, năm 2019 chứng kiến mức nhiệt đại dương cao nhất kỷ lục v&agrave; xu hướng n&agrave;y tiếp tục v&agrave;o năm 2020, cũng như mực nước biển d&acirc;ng trung b&igrave;nh to&agrave;n cầu.</p> <h2 style="text-align: justify;">Cảnh b&aacute;o Bắc Cực</h2> <p style="text-align: justify;">B&aacute;o c&aacute;o cho biết kể từ giữa những năm 1980, nhiệt độ bề mặt kh&ocirc;ng kh&iacute; ở Bắc Cực đ&atilde; ấm l&ecirc;n nhanh hơn &iacute;t nhất hai lần so với mức trung b&igrave;nh to&agrave;n cầu, với &quot;những t&aacute;c động tiềm ẩn lớn&quot; kh&ocirc;ng chỉ đối với c&aacute;c hệ sinh th&aacute;i Bắc Cực m&agrave; c&ograve;n đối với kh&iacute; hậu to&agrave;n cầu, chẳng hạn như băng vĩnh cửu tan nhanh giải ph&oacute;ng kh&iacute; m&ecirc;tan, một loại kh&iacute; nh&agrave; k&iacute;nh mạnh nhất trong bầu kh&iacute; quyển.</p> <p style="text-align: justify;">Ngo&agrave;i ra, lượng băng biển ở Bắc Cực đ&atilde; thấp kỷ lục trong c&aacute;c th&aacute;ng từ th&aacute;ng 7 đến th&aacute;ng 10 năm 2020, trong khi dải băng ở Greenland mất khoảng 152 gigaton băng trong khoảng thời gian từ th&aacute;ng 9/2019 đến th&aacute;ng 8/2020.</p> <p style="text-align: justify;">C&aacute;c hiện tượng thời tiết cực đoan cũng được ghi nhận ở một số địa điểm tr&ecirc;n to&agrave;n cầu, với mưa lớn, lũ lụt v&agrave; hạn h&aacute;n nghi&ecirc;m trọng v&agrave; d&agrave;i hạn, c&aacute;c cơn b&atilde;o thảm khốc, ch&aacute;y rừng tr&ecirc;n diện rộng v&agrave; k&eacute;o d&agrave;i, chẳng hạn như ở Mỹ v&agrave; Australia.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/lhq-canh-bao-the-gioi-dang-ben-bo-vuc-tham-cua-van-de-khi-hau-d680571.html