| Hotline: 0983.970.780

Thứ ba 13/05/2025 - 18:41

Phóng sự

Lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu

Thứ Năm 18/09/2008 - 07:45

* Tại sao người ta nói “Lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu”...?

* Tại sao người ta nói “Lạc đường theo chó, lạc ngõ theo trâu” và “Con cóc là cậu ông Trời, hễ ai đánh nó thì Trời phạt cho”? Có phải chó đẻ 1 con thì 11 ngày mở mắt, 2 con- 12 ngày, 3 con- 13 ngày…?

Nguyễn Đức Tuấn, tổ 4, thị trấn Cẩm Thủy, Thanh Hóa

Mọi ca dao, thành ngữ, tục ngữ đều xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của nông dân. Về nông nghiệp có rất nhiều câu như vậy. Ví dụ như: Tháng năm chưa nằm đã sáng /Tháng mười chưa cười đã tối; Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi... Con cóc có khả năng nghiến răng khi thấy trời sắp đổ mưa. Từ nhận xét đó người ta nghĩ ra câu chuyện Cóc kiện Trời. Cóc ăn muỗi và côn trùng, thịt rất bổ (chú ý bỏ da và phủ tạng) cho nên là con vật có ích, không nên giết hại.

Về chuyện chó mở mắt theo số ngày ứng với số chó thì có nhiều người nói nhưng không có tài liệu khoa học nào xác định như vậy cho nên các chuyên gia đầu ngành về Động vật học ở nước ta đều cho rằng đó chỉ là chuyện tình cờ mà thôi. 

* Quê tôi có cây bàng cổ, tuổi trên 100 năm, dân làng rất quý. Nay bị héo lá, có nguy cơ chết, xin cho biết chuyên gia nào có thể giúp dân làng chúng tôi cứu sống cây bàng này?

Lê Trần Thành, không ghi địa chỉ (?)

Gần đây có chuyện cây đa Tân Trào lịch sử có nguy cơ chết dần và có một Công ty tư nhân đã giúp nẩy chồi lại và đang cố gắng hồi sinh cho cây đa. Thông tin trên mạng cho biết: Sau những ngày “cải tử hoàn sinh” cho cây lúa bị chết rét ở Thái Bình và hàng chục ha lúa đang phát triển bị lùn hẳn đi ở tỉnh Nam Định nhờ chế phẩm sinh học K-H, A-H, N-H của Công ty Cổ phần Thanh Hà thì Tổng giám đốc Nguyễn Anh Kết lại bắt tay vào ngay công việc trọng đại là cứu cây đa Tân Trào.

Ông Phạm Trọng Hoài, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tuyên Quang đã xác nhận: “Từ năm 1993, cây đa đã có những biểu hiện không bình thường như lá nhỏ, vàng và một số ngọn nhỏ bị chết. Đặc biệt đến tháng 5/2006, 1 ngọn (thân chính) của cây đa bị chết, khô. Từ khi phát hiện bệnh, UBND tỉnh cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp và hội thảo với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu và các cơ quan quản lý thuộc các bộ ngành liên quan và đã thực hiện nhiều giải pháp chăm sóc tích cực. Nhưng vẫn không có hiệu quả rõ rệt, tình hình suy thoái của cây đa vẫn không khắc phục được gây ra nhiều băn khoăn lo lắng trong dư luận xã hội. Tỉnh Tuyên Quang đã đề nghị Công ty Cổ phần Thanh Hà giúp đỡ. Chỉ sau một thời gian ngắn dùng chế phẩm hữu cơ sinh học của công ty, hiện cây đa đã phát triển theo chiều hướng tốt có nhiều búp non ở các đầu cành nhỏ”.

Cây đa Tân Trào có ý nghĩa văn hóa, lịch sử to lớn đối với đất nước, là tài sản vô giá của Quốc gia. Nhưng ít ai nghĩ rằng cây đa Tân Trào sẽ được cứu sống vì thực tế cây đã chết 9 phần, chỉ còn 1 phần sống nhưng lại thoi thóp. Thạc sĩ Nguyễn Anh Kết, người đã lăn lộn để cứu hàng vạn ha lúa bị bệnh đỏ lá, lúa lùn, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, rét, hạn... nay lại là người đầu tiên trên cả nước cứu sống cây đa Tân Trào bằng chế phẩm hữu cơ sinh học.

Bạn có thể thay mặt dân làng liên hệ với Công ty Thanh Hà theo địa chỉ: số 7, A 28, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, ĐT/Fax: 04-7912708; E-mail: thanhha_isc@yahoo.com

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/lac-duong-theo-cho-lac-ngo-theo-trau-d20975.html