Thứ hai, 02/06/2025 | 15:17 GMT +7
Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Tùng Đinh.
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập VOAA và Lễ tôn vinh điển hình tiên tiến phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc diễn ra sáng 26/11 tại Hà Nội với sự tham dự của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp, đối tác, bạn bè trong nước và quốc tế.
Tại sự kiện, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đánh giá cao đóng góp của VOAA trong việc phát triển NNHC tại Việt Nam, đồng thời ghi nhận tâm huyết của Chủ tịch VOAA Hà Phúc Mịch và các cộng sự.
Theo đại diện của VOAA, suốt thời gian 10 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam vận động hàng nghìn hội viên, có nhiều văn bản tư vấn, đề xuất cơ chế chính sách với các Bộ, ngành và kết quả đã được Bộ NN-PTNT, Chính phủ cụ thể hóa bằng chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Để có được kết quả đến ngày hôm nay, ngay từ Đại hội I Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (năm 2012), Hiệp hội đã lựa chọn phương châm: “Đi tắt, đón đầu, kết nối, hội nhập nông nghiệp hữu cơ thế giới” và đã mời lãnh đạo Tổ chức IFOAM quốc tế đến dự.
Đặc biệt, trong suốt sứ mệnh lịch sử cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam từ đó đến này có sự quan tâm, ủng hộ của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, từ khi là Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đến nay là Chủ tịch nước cũng vẫn ủng hộ ngành nông nghiệp hữu cơ.
Đây cũng là nền tảng quan trọng để Hiệp hội có 3 lần tham gia hội nghị, hội thảo toàn quốc về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong đó, phải kể đến “Diễn đàn quốc tế: Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Phát triển và hội nhập” diễn ra vào tháng 12/2017 do Bộ NN-PTNN, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam và Tập đoàn TH phối hợp tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng tài sự kiện này.
Suốt 10 năm qua, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ, người sản xuất... Đồng thời, xây đắp được một nền tảng “cánh tay nối dài” để hệ thống hoạt động tích cực, hiệu quả, đa dạng từng bước đưa ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế cả chiều sâu và chiều rộng.
Đến nay, các đơn vị, doanh nghiệp, các nhân… sản xuất nông nghiệp hữu cơ và Hội viên của Hiệp hội đã phát triển khắp cả nước. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Sản phẩm hữu cơ được cộng đồng xã hội tin dùng và hưởng ứng ngày càng tăng cao.
Một số sản phẩm hữu cơ như gạo, thủy sản, chè, sữa, gia vị, dừa… đã có chứng nhận quốc tế và xuất khẩu tới thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Điển hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy mô lớn, bài bản theo chuỗi từ sản xuất đến phân phối, tiêu dùng như Tập đoàn TH, Vinamit, Vinamilk, Quế Lâm, Vinasamex…
Hàng năm, Hiệp hội đã tổ chức khu gian hàng hữu cơ Quốc gia Việt Nam (Vietnam Organic) trong Hội chợ hữu cơ Quốc tế lớn nhất BIOFACH tại CHLB Đức.
Ông Vijay Kumar Pandey Chủ tịch HĐTQ Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Tùng Đinh.
Đại diện các đơn vị được vinh danh tại sự kiện, ông Vijay Kumar Pandey Chủ tịch HĐTQ Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH khẳng định rất hạnh phúc và kiên định đồng hành cùng VOAA và các ban, ngành trên con đường phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam - vì hạnh phúc đích thực và sự phát triển bền vững.
"Đó là một con đường dài và nhiều gian truân nhưng cũng thật vinh quang, kiêu hãnh khi nghĩ tới những di sản đáng tự hào mà chúng ta có thể để lại cho thế hệ mai sau thông qua những phương thức sản xuất hữu cơ bền vững ngày hôm nay", ông Vijay Kumar Pandey chia sẻ.
Theo thống kế, đến nay, số lượng tỉnh, thành cả nước tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc chuyển đổi sang canh tác hữu cơ tăng từ 46 tỉnh năm 2018 lên 57 tỉnh trong năm 2021 (hiện nay là 62 tỉnh thành).
Tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam khoảng trên 174.351ha, tăng 47% so với năm 2016; các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông đảo, có khoảng 17.174 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chế biến có khoảng 555 đơn vị; nhà xuất khẩu là 60 doanh nghiệp và nhà nhập khẩu 40 doanh nghiệp; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 335 triệu USD/năm, tăng hơn 418% giá trị xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hàng năm giai đoạn 2010 – 2016 và rất đa dạng, gồm: hè, tôm, gạo, hạt điều, hạt tiêu, quế, hồi, tinh dầu, gia vị...
Tính đến thời điểm này, DNo farm vẫn là đơn vị đầu tiên và duy nhất sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại Đắk Nông.
HÀ TĨNH Từ định hướng phát triển thuận tự nhiên, sản phẩm gạo rươi Đức Thọ nhiều thời điểm sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Rơm rạ không còn là phụ phẩm bỏ đi mà đang trở thành nguồn tài nguyên xanh giúp nông dân ĐBSCL giảm phát thải và phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
KIÊN GIANG Đam mê nghề nông, ông Thái bỏ ra cả trăm triệu đồng làm nhà xưởng ủ phân hữu cơ từ mo cau, tàu dừa và phụ phẩm khác để phục vụ trồng trọt.
LÂM ĐỒNG Không chỉ sản xuất nông sản hữu cơ, Hiếu Linh Farm còn chế biến sâu, xây dựng thương hiệu OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm.
THÁI NGUYÊN Chị Bùi Thị Mai đang từng bước hiện thực ước mơ xây dựng vùng chè hữu cơ ở Hoàng Nông, tạo ra sản phẩm trà chất lượng cao, đáp ứng thị trường khó tính.
Thông qua Báo Nông nghiệp và Môi trường, ông Nguyễn Hồng Lam mong muốn gửi thông điệp về một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn trong kỷ nguyên mới.
ĐỒNG THÁP Việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp nông dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, bền vững.