| Hotline: 0983.970.780

Chủ nhật 25/05/2025 - 11:40

Chính trị

ĐBSCL: Từ ‘dấu chân lấm bùn’ đến bước chuyển mới

Thứ Tư 10/03/2021 - 13:14

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần chuyển đổi mô hình phát triển bền vững, chuyển đổi số để tạo ra nhiều giá trị hơn là tăng sản lượng, nhưng thực hiện bằng cách nào, công cụ gì? Đây là những câu hỏi chờ lời đáp từ thực tiễn với “bộ ba” chính sách phát triển vùng đất trù phù này, với tầm nhìn xa và quyết tâm cao của Chính phủ.

<div> <table class="picBox"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/03/10/baochinhphu-vn_thu-tuong-voi-dbscl-5-_copy.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Ng&agrave;y 14/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c thăm c&aacute;c c&aacute;nh đồng mẫu trồng c&aacute;c giống l&uacute;a mới của Trung t&acirc;m Nghi&ecirc;n cứu n&ocirc;ng nghiệp Định Th&agrave;nh, Tập đo&agrave;n Lộc Trời tại An Giang. - Ảnh: VGP</td> </tr> </tbody> </table> <p>Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ vừa giao c&aacute;c bộ, ng&agrave;nh li&ecirc;n quan v&agrave; địa phương v&ugrave;ng ĐBSCL chuẩn bị Hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ng&agrave;y 17/11/2017 của Ch&iacute;nh phủ về ph&aacute;t triển bền vững ĐBSCL th&iacute;ch ứng với biến đổi kh&iacute; hậu, dự kiến tổ chức v&agrave;o trung tuần th&aacute;ng 3/2021.</p> <p>T&agrave;i nguy&ecirc;n đất v&agrave; nước được v&iacute; như đ&ocirc;i ch&acirc;n kiến tạo v&agrave; ph&aacute;t triển v&ugrave;ng ĐBSCL, h&igrave;nh th&agrave;nh trục xương sống của kinh tế v&ugrave;ng l&agrave; n&ocirc;ng nghiệp, thủy sản. Tuy nhi&ecirc;n, &ldquo;đ&ocirc;i ch&acirc;n&rdquo; n&agrave;y đang đứng trước 3 tầng th&aacute;ch thức to lớn mang t&iacute;nh quốc tế, từ khu vực Mekong v&agrave; vướng mắc, hạn chế nội v&ugrave;ng. C&aacute;c tầng th&aacute;ch thức kh&ocirc;ng t&aacute;c động ri&ecirc;ng lẻ m&agrave; mang t&iacute;nh t&iacute;ch lũy, li&ecirc;n ho&agrave;n tạo ra nhiều hệ lụy, cần lời giải v&agrave; quyết s&aacute;ch để vừa giải quyết bất cập trước mắt, vừa bảo đảm ph&aacute;t triển bền vững trong tương lai.</p> <p>Y&ecirc;u cầu đặt ra kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; nhận thức đ&uacute;ng về thời cơ v&agrave; th&aacute;ch thức, định vị đ&uacute;ng vai tr&ograve;, vị tr&iacute; của v&ugrave;ng ĐBSCL trong tiến tr&igrave;nh ph&aacute;t triển hay một bản quy hoạch đẹp, m&agrave; điều cần quan t&acirc;m nhất l&agrave; hiệu quả của h&agrave;nh động.</p> <p>Mệnh lệnh từ thực tiễn đ&ograve;i hỏi Nh&agrave; nước tăng vai tr&ograve; kiến tạo, vai tr&ograve; doanh nghiệp cần được ph&aacute;t huy, người d&acirc;n cần kh&ocirc;ng gian đủ rộng để tăng cường đổi mới, s&aacute;ng tạo, huy động tốt hơn nữa khu vực tư nh&acirc;n tham gia ph&aacute;t triển v&ugrave;ng.</p> <p>ĐBSCL đ&ograve;i hỏi một m&ocirc; h&igrave;nh ph&aacute;t triển mới, vượt qua c&aacute;c điểm nghẽn bằng cơ chế t&agrave;i ch&iacute;nh vượt trội, h&agrave;nh động đột ph&aacute;, kh&ocirc;ng chỉ tập trung v&agrave;o tăng trưởng kinh tế m&agrave; hướng tới ph&aacute;t triển to&agrave;n diện, bền vững.</p> <p><strong>Nghị quyết 120/NQ-CP: M&ocirc; h&igrave;nh ph&aacute;t triển mới</strong></p> <p>Những th&aacute;ch thức to lớn m&agrave; ĐBSCL đang đối mặt đ&ograve;i hỏi sự nhận diện hệ thống, c&oacute; chiến lược ứng ph&oacute; d&agrave;i hạn, sự tiếp cận đa ng&agrave;nh v&agrave; phối hợp giải quyết li&ecirc;n ng&agrave;nh, li&ecirc;n v&ugrave;ng. Trong bối cảnh đ&oacute;, Nghị quyết 120/NQ-CP về ph&aacute;t triển bền vững v&ugrave;ng ĐBSCL th&iacute;ch ứng biến đổi kh&iacute; hậu; quy hoạch t&iacute;ch hợp v&ugrave;ng đang được ho&agrave;n thiện; v&agrave; tổng hợp c&aacute;c cơ chế ch&iacute;nh s&aacute;ch ph&aacute;t triển v&ugrave;ng được kỳ vọng g&oacute;p phần chuyển đổi m&ocirc; h&igrave;nh ph&aacute;t triển mới cho v&ugrave;ng đất n&agrave;y. Theo đ&oacute;, diện mạo tương lai của ĐBSCL được h&igrave;nh th&agrave;nh tr&ecirc;n c&aacute;c trụ cột ph&aacute;t triển bền vững: Kinh tế, x&atilde; hội, m&ocirc;i trường v&agrave; văn h&oacute;a bản địa.</p> <p>Bộ 3 ch&iacute;nh s&aacute;ch n&agrave;y ch&iacute;nh l&agrave; &ldquo;c&ocirc;ng cụ&rdquo; để x&acirc;y dựng m&ocirc; h&igrave;nh ph&aacute;t triển mới cho v&ugrave;ng ĐBSCL, đang được cụ thể h&oacute;a bằng c&aacute;c chương tr&igrave;nh kế hoạch trung hạn, ngắn hạn v&agrave; hằng năm, kh&ocirc;ng chỉ nằm trong những c&acirc;n đối từ khu vực đầu tư c&ocirc;ng m&agrave; c&ograve;n đang được chuyển h&oacute;a th&agrave;nh chương tr&igrave;nh, dự &aacute;n đầu tư cụ thể từ khu vực tư nh&acirc;n.</p> <p>C&aacute;ch tiếp cận theo v&ugrave;ng, li&ecirc;n v&ugrave;ng, phối hợp li&ecirc;n ng&agrave;nh c&ugrave;ng h&agrave;nh động mới mong th&iacute;ch ứng trước c&aacute;c biến đổi tự nhi&ecirc;n v&agrave; x&atilde; hội qua hơn 3 năm triển khai thực hiện ng&agrave;y c&agrave;ng chứng minh l&agrave; quyết s&aacute;ch sống c&ograve;n cho v&ugrave;ng n&ocirc;ng nghiệp trọng điểm quốc gia.</p> <p>Nghị quyết 120/NQ-CP giao 16 bộ, ng&agrave;nh li&ecirc;n quan c&ugrave;ng UBND 13 tỉnh, th&agrave;nh T&acirc;y Nam Bộ v&agrave; TPHCM thực hiện 52 đầu việc thuộc c&aacute;c lĩnh vực: x&acirc;y dựng thể chế, cơ chế, ch&iacute;nh s&aacute;ch v&ugrave;ng, tiểu v&ugrave;ng; quy hoạch, kế hoạch; x&aacute;c định nguồn lực đầu tư, vốn; nguồn nh&acirc;n lực, t&agrave;i nguy&ecirc;n đất v&agrave; nước &hellip; C&aacute;c quyết s&aacute;ch mới c&oacute; t&iacute;nh hệ thống, chiến lược, tầm nh&igrave;n d&agrave;i hạn, với c&aacute;c đột ph&aacute; về quan điểm ph&aacute;t triển, đặt ra y&ecirc;u cầu sớm được hiện thực h&oacute;a bằng c&aacute;c quy hoạch, chương tr&igrave;nh, kế hoạch h&agrave;nh động thực tế.</p> <p>Triển khai Nghị quyết, c&aacute;c bộ, ng&agrave;nh Trung ương v&agrave; địa phương đ&atilde; lồng gh&eacute;p v&agrave;o nhiệm vụ, quan t&acirc;m thực hiện y&ecirc;u cầu c&ocirc;ng t&aacute;c quy hoạch v&ugrave;ng, quy hoạch ng&agrave;nh, tăng cường li&ecirc;n kết c&aacute;c tiểu v&ugrave;ng Đồng Th&aacute;p Mười, Tứ Gi&aacute;c Long Xuy&ecirc;n, ven biển ph&iacute;a Đ&ocirc;ng v&agrave; b&aacute;n đảo C&agrave; Mau để đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu trước mắt lẫn l&acirc;u d&agrave;i.&nbsp;</p> <p><strong>Từ dấu ch&acirc;n lấm b&ugrave;n&hellip;</strong></p> <p>Vượt qua thi&ecirc;n tai, dịch bệnh v&agrave; trận hạn mặn nghi&ecirc;m trọng năm 2020 như &ldquo;c&uacute; đấm bồi&rdquo;, nhiều sản phẩm n&ocirc;ng nghiệp ĐBSCL từ l&uacute;a gạo, t&ocirc;m, tr&aacute;i c&acirc;y kh&ocirc;ng chỉ về đ&iacute;ch thắng lợi m&agrave; c&ograve;n tạo ra vị thế mới. Ng&agrave;nh n&ocirc;ng nghiệp đang tạo ra bước chuyển từ lượng sang chất, từ sản xuất theo dấu ch&acirc;n lấm b&ugrave;n của kinh nghiệm truyền thống, sang ứng dụng c&ocirc;ng nghệ cao, từ đồng ruộng ra thương trường. Bước chuyển mới tiếp tục khẳng định tư duy sản xuất n&ocirc;ng nghiệp h&agrave;ng h&oacute;a, từ canh t&aacute;c sang kinh doanh n&ocirc;ng nghiệp, l&agrave;m trụ đỡ cho c&aacute;c ng&agrave;nh c&ocirc;ng nghiệp chế biến, thương mại n&ocirc;ng sản v&agrave; an sinh x&atilde; hội.</p> <p>Những l&ocirc; gạo gi&aacute; cao chinh phục c&aacute;c thị trường EU kh&oacute; t&iacute;nh đ&atilde; tham gia cuộc &ldquo;xuất qu&acirc;n&rdquo; đầu năm mới 2021. C&ugrave;ng với hạt gạo, một số n&ocirc;ng sản ĐBSCL như t&ocirc;m, tr&aacute;i c&acirc;y cũng đang được kỳ vọng đ&oacute;ng g&oacute;p cho sự phục hồi chung của nền kinh tế. Tiếp sau c&aacute;c ưu đ&atilde;i theo Hiệp định Đối t&aacute;c To&agrave;n diện v&agrave; Tiến bộ xuy&ecirc;n Th&aacute;i B&igrave;nh Dương (CPTPP) l&agrave; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Li&ecirc;n minh ch&acirc;u &Acirc;u (EVFTA) c&oacute; hiệu lực từ ng&agrave;y 01/8/2020 như &ldquo;đường bay mới&rdquo; m&agrave; n&ocirc;ng sản v&ugrave;ng ĐBSCL đ&atilde; bước đầu tận dụng để n&acirc;ng cao năng lực th&iacute;ch ứng. Tiếp theo l&agrave; Hiệp định Đối t&aacute;c Kinh tế to&agrave;n diện khu vực (RCEP), mặc d&ugrave; c&oacute; nhiều th&aacute;ch thức nhưng cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho bước chuyển mới của n&ocirc;ng sản ĐBSCL.</p> <p>Năm 2020, nước ta v&agrave;o nh&oacute;m c&aacute;c quốc gia hiếm hoi c&oacute; tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh kinh tế thế giới suy tho&aacute;i, trong top 16 nền kinh tế mới nổi th&agrave;nh c&ocirc;ng nhất v&agrave; phục hồi kinh tế h&igrave;nh chữ V, những th&agrave;nh tựu chung n&agrave;y c&oacute; vai tr&ograve; bệ đỡ của kinh tế n&ocirc;ng nghiệp v&agrave; vai tr&ograve; của n&ocirc;ng nghiệp v&ugrave;ng ĐBSCL.</p> <p>Đ&oacute; ch&iacute;nh l&agrave; kết quả tổng hợp của sự chuyển đổi li&ecirc;n tục cơ cấu kinh tế, nhiều m&ocirc; h&igrave;nh th&iacute;ch ứng hiệu quả của n&ocirc;ng d&acirc;n, doanh nghiệp trước nhiều thay đổi từ biến đổi kh&iacute; hậu, t&agrave;i nguy&ecirc;n nước s&ocirc;ng Mekong, thi&ecirc;n tai, dịch bệnh đến t&aacute;c động của thị trường, sự dịch chuyển c&aacute;c chuỗi cung ứng v&agrave; dịch vụ trong khu vực v&agrave; tr&ecirc;n thế giới.</p> <p><strong>&ldquo;N&ocirc;ng sản kỹ thuật số&rdquo;, tại sao kh&ocirc;ng?</strong></p> <p>Tuy ở vị thế đang l&ecirc;n, nhưng nh&igrave;n tổng thể, với độ kh&oacute; v&agrave; t&iacute;nh cạnh tranh tr&ecirc;n thương trường ng&agrave;y c&agrave;ng lớn, n&ocirc;ng sản v&ugrave;ng ĐBSCL sẽ &ldquo;kh&ocirc;ng dễ chơi&rdquo; cả ở s&acirc;n nh&agrave; &ndash; thị trường Việt Nam v&agrave; s&acirc;n kh&aacute;ch &ndash; thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh chung, ng&agrave;nh n&ocirc;ng nghiệp ĐBSCL cần tận dụng thời cơ &ldquo;chuyển đổi số&rdquo;.</p> <p>Kh&ocirc;ng chỉ nỗ lực của Ch&iacute;nh phủ, đ&atilde; c&oacute; những doanh nghiệp ti&ecirc;n phong, nhiều n&ocirc;ng d&acirc;n đồng bằng đang hiện thực h&oacute;a nền kinh tế số tr&ecirc;n những c&aacute;nh đồng, vườn c&acirc;y, ao c&aacute;. Nhiều ứng dụng m&agrave; c&aacute;ch đ&acirc;y v&agrave;i năm được coi như chuyện đ&ugrave;a, nay l&agrave; sự thật, như ứng dụng viễn th&aacute;m cho đồng ruộng, c&ocirc;ng nghệ sinh học tuyển chọn giống l&uacute;a, kỹ thuật canh t&aacute;c, quản l&yacute; đồng ruộng, thu hoạch - chế biến sau thu hoạch - ti&ecirc;u thụ&hellip;</p> <p>Sự tiếp cận v&ugrave;ng, theo chuỗi ứng dụng c&ocirc;ng nghệ, ph&aacute;t huy đổi mới s&aacute;ng tạo v&agrave; những ưu thế của kinh tế số (digital economy), kinh tế chia sẻ (sharing economy) kh&ocirc;ng xa lạ với n&ocirc;ng d&acirc;n v&agrave; người ti&ecirc;u d&ugrave;ng thời gian gần đ&acirc;y qua c&aacute;c ứng dụng trực tuyến truy xuất nguồn gốc n&ocirc;ng sản, kiểm xuất quy tr&igrave;nh canh t&aacute;c, điều khiển tự động...&nbsp; Nhưng &ldquo;l&uacute;a gạo digital&rdquo; hay &ldquo;n&ocirc;ng sản digital&rdquo; cần c&aacute;c chuỗi gi&aacute; trị li&ecirc;n kết chặt chẽ c&aacute;c t&aacute;c nh&acirc;n tham gia quy tr&igrave;nh trong mối quan hệ gắn b&oacute; c&ocirc;ng nghệ - thị trường - lợi &iacute;ch.</p> <p>Việc chuyển đổi sang phương thức kinh doanh n&ocirc;ng nghiệp của v&ugrave;ng ĐBSCL v&agrave; &ldquo;chuyển đổi số&rdquo; cho n&ocirc;ng sản Việt đ&ograve;i hỏi phải nghi&ecirc;n cứu, kết nối thực tiễn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học c&ocirc;ng nghệ trong việc x&acirc;y dựng chuỗi li&ecirc;n kết thực phẩm, chọn c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn ph&ugrave; hợp, x&acirc;y dựng hệ thống kiểm so&aacute;t chất lượng tin cậy l&agrave;m c&ocirc;ng cụ, x&acirc;y dựng c&aacute;c t&aacute;c nh&acirc;n n&ograve;ng cốt tham gia chuỗi v&agrave; huớng đến cộng đồng theo định hướng một chuỗi chất lượng mở.</p> <p>Cần tiếp tục thực thi nhiều cơ chế, ch&iacute;nh s&aacute;ch giải ph&aacute;p x&acirc;y dựng chuỗi gi&aacute; trị n&ocirc;ng sản ho&agrave;n chỉnh. Phải kiểm so&aacute;t được ti&ecirc;u chuẩn chất lượng từ sản xuất, chế biến đến c&aacute;c k&ecirc;nh ph&acirc;n phối bằng ph&aacute;p luật v&agrave; chất lượng quản l&yacute;. N&ocirc;ng d&acirc;n đang cần tiếp tục được tập hợp lại c&ugrave;ng với c&aacute;c doanh nghiệp đủ mạnh ph&aacute;t triển sản xuất theo c&aacute;c chuỗi gi&aacute; trị được quản l&yacute; từ đầu v&agrave;o đến đầu ra. Vị thế của một cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo hay c&aacute;c mặt h&agrave;ng n&ocirc;ng sản kh&aacute;c kh&ocirc;ng phải kh&ocirc;ng cần, nhưng quan trọng hơn l&agrave; những gi&aacute; trị m&agrave; n&oacute; mang lại.</p> <p><strong>Lời giải cho b&agrave;i to&aacute;n điều phối v&ugrave;ng</strong></p> <p>Một số vấn đề mới, quan trọng, mang t&iacute;nh đột ph&aacute; n&ecirc;u trong Nghị quyết 120 l&agrave; th&agrave;nh lập Hội đồng điều phối v&ugrave;ng, đề xuất h&igrave;nh th&agrave;nh Quỹ ph&aacute;t triển bền vững v&ugrave;ng; th&agrave;nh lập Trung t&acirc;m th&ocirc;ng tin t&iacute;ch hợp dữ liệu v&ugrave;ng đang dần lộ r&otilde; h&igrave;nh h&agrave;i.&nbsp;</p> <p>Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bảo đảm t&iacute;nh li&ecirc;n v&ugrave;ng, li&ecirc;n ng&agrave;nh, c&oacute; trọng t&acirc;m, trọng điểm, c&oacute; lộ tr&igrave;nh hợp l&yacute;, trong đ&oacute; trước mắt tập trung ưu ti&ecirc;n c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh cấp b&aacute;ch, c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh c&oacute; t&iacute;nh chất động lực, th&uacute;c đẩy ph&aacute;t triển kinh tế to&agrave;n v&ugrave;ng, c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh thiết yếu phục vụ đời sống nh&acirc;n d&acirc;n.</p> <p>Quyết định 593/QĐ-TTg ng&agrave;y 06/4/2016 của Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ ban h&agrave;nh Quy chế th&iacute; điểm li&ecirc;n kết v&ugrave;ng ĐBSCL x&aacute;c lập &ldquo;cơ chế t&agrave;i ch&iacute;nh s&aacute;ng tạo đầu tư v&ugrave;ng&rdquo;, cho ph&eacute;p bố tr&iacute; &ldquo;mức vốn tối thiểu 10% so với tổng vốn đầu tư ph&aacute;t triển nguồn ng&acirc;n s&aacute;ch trung ương ph&acirc;n bổ cho c&aacute;c địa phương trong v&ugrave;ng&rdquo;. Nhưng vấn đề mới n&agrave;y cho đến nay chưa thực hiện được, c&ograve;n nhiều kh&oacute; khăn, l&uacute;ng t&uacute;ng. Việc h&igrave;nh th&agrave;nh Quỹ ph&aacute;t triển bền vững v&ugrave;ng ĐBSCL tới đ&acirc;y cần th&aacute;o được điểm nghẽn n&agrave;y.</p> <p>Nghị quyết 120/NQ-CP tiếp tục đi v&agrave;o cuộc sống phải bằng nguồn lực vật chất cụ thể được bố tr&iacute; khoa học, đ&aacute;p ứng được nhu cầu thực tiễn v&agrave; bảo đảm hiệu quả, minh bạch. Nh&acirc;n d&acirc;n đang kỳ vọng, nhưng nh&acirc;n d&acirc;n cũng ch&iacute;nh l&agrave; những người thầy nghi&ecirc;m khắc từ thực tiễn. Kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP cần được nh&acirc;n l&ecirc;n trước y&ecirc;u cầu v&agrave; th&aacute;ch thức mới trong thực tiễn.</p> <p><strong>TS Trần Hữu Hiệp</strong></p> </div>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/dbscl-tu-dau-chan-lam-bun-den-buoc-chuyen-moi-d678828.html