| Hotline: 0983.970.780

Thứ tư 28/05/2025 - 02:22

Môi trường

ĐBSCL: Phế phẩm nông nghiệp không còn là nỗi lo đối với môi trường

Thứ Ba 26/11/2019 - 18:57

(TN&MT) - Trong thời gian gần đây, nhiều loại phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp không còn bị đốt bỏ như trước, thay vào đó người dân vùng ĐBSCL đã thu gom để bán hoặc xử lý thành phân bón cho cây trồng. Cách làm này vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

<table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/26/dot-rom.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Trong những năm gần đ&acirc;y, t&igrave;nh trạng đốt đồng sau thu hoạch của người d&acirc;n v&ugrave;ng ĐBSCL đ&atilde; giảm đi đ&aacute;ng kể</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhiều lợi &iacute;ch từ rơm, trấu</strong></p> <p style="text-align: justify;">L&agrave; v&ugrave;ng sản xuất n&ocirc;ng nghiệp trọng điểm của cả nước, n&ecirc;n mỗi năm khu vực ĐBSCL đ&atilde; ph&aacute;t sinh một lượng lớn phế phẩm như rơm, trấu, bả b&ugrave;n m&iacute;a. Để xử l&yacute; lượng phế phẩm n&agrave;y, giải ph&aacute;p th&ocirc;ng thường m&agrave; người d&acirc;n hay l&agrave;m trước đ&acirc;y l&agrave; đốt hoặc lưu chứa th&agrave;nh đống. Điều n&agrave;y kh&ocirc;ng chỉ t&aacute;c động xấu đến chất lượng t&agrave;i nguy&ecirc;n đất, nước, m&agrave; c&ograve;n g&acirc;y &ocirc; nhiễm kh&ocirc;ng kh&iacute;, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng v&agrave; g&acirc;y kh&oacute; khăn cho c&aacute;c phương tiện tham gia giao th&ocirc;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, trong v&agrave;i năm trở lại đ&acirc;y, do nhu cầu trong chăn nu&ocirc;i tr&acirc;u, b&ograve;, xấy l&uacute;a, trồng nấm ng&agrave;y c&agrave;ng tăng, nhiều thương l&aacute;i đ&atilde; t&igrave;m đến n&ocirc;ng d&acirc;n mua những phế phẩm n&agrave;y, từ đ&oacute; đ&atilde; l&agrave;m cho t&igrave;nh trạng đốt đồng sau thu hoạch l&uacute;a hay vứt trấu, bả b&ugrave;n m&iacute;a ra c&aacute;c s&ocirc;ng rạch ở v&ugrave;ng ĐBSCL giảm đi đ&aacute;ng kể.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Trần Văn Trưởng, ở x&atilde; Vị B&igrave;nh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang c&oacute; 16 c&ocirc;ng đất trồng l&uacute;a, sau mỗi vụ thu hoạch &ocirc;ng cũng c&oacute; th&ecirc;m một phần thu nhập từ việc b&aacute;n rơm. Trao đổi&nbsp;với Ph&oacute;ng vi&ecirc;n, &ocirc;ng Trưởng biết: &ldquo;Khi chuẩn bị thu hoạch l&uacute;a, thương l&aacute;i li&ecirc;n hệ để mua rơm với gi&aacute; dao động từ 100 đến 150 ng&agrave;n đồng/c&ocirc;ng. Với 16 c&ocirc;ng ruộng trồng l&uacute;a 3 vụ, mỗi năm t&ocirc;i cũng c&oacute; th&ecirc;m hơn 5 triệu đồng từ b&aacute;n rơm&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">Từ cuối năm 2018 đến nay, hầu hết khối lượng rơm sau thu hoạch l&uacute;a của người d&acirc;n ở c&aacute;c tỉnh S&oacute;c Trăng, Bạc Li&ecirc;u đều được thương l&aacute;i đến mua hết v&agrave; đ&oacute;ng th&agrave;nh b&aacute;nh đưa đến v&ugrave;ng kh&aacute;c ti&ecirc;u thụ. Một vị l&atilde;nh đạo Cảng S&oacute;c Trăng cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, mỗi th&aacute;ng Cảng được một số cơ sở thu&ecirc; vận chuyển khoảng 500 tấn rơm ra một số tỉnh miền Trung b&aacute;n lại cho c&aacute;c trang trại chăn nu&ocirc;i tr&acirc;u, b&ograve;.</p> <p style="text-align: justify;">Theo một số người d&acirc;n ở Hậu Giang, S&oacute;c Trăng, mặc d&ugrave; số tiền thu được từ việc b&aacute;n rơm kh&ocirc;ng lớn nhưng đ&atilde; trang tr&atilde;i được một phần chi ph&iacute; cho người l&agrave;m n&ocirc;ng trong việc cải tạo lại đất, thu&ecirc; mướn nh&acirc;n c&ocirc;ng thu hoạch. V&agrave; điều đặc biệt hơn l&agrave; đ&atilde; hạn chế được t&igrave;nh trạng &ocirc; nhiễm kh&ocirc;ng kh&iacute; từ kh&oacute;i, bụi đốt rơm, cản trở tầm nh&igrave;n của c&aacute;c phương tiện giao th&ocirc;ng v&agrave; bảo vệ được chất dinh dưỡng cho đất.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, hiện nay, nhiều n&ocirc;ng d&acirc;n v&ugrave;ng ĐBSCL đ&atilde; tận dụng rơm rạ để trồng nấm rơm. &Ocirc;ng Phan B&aacute; Nghi, ở phường Phước Thới, quận &Ocirc; M&ocirc;n, TP. Cần Thơ cho biết: &ldquo;B&igrave;nh qu&acirc;n mỗi năm, t&ocirc;i sử dụng khoảng 500 tấn rơm nguy&ecirc;n liệu để sản xuất nấm sạch thương phẩm. Việc trồng nấm bằng rơm kh&ocirc;ng chỉ cho sản phẩm sạch đ&aacute;p ứng được y&ecirc;u cầu của thị trường m&agrave; c&ograve;n giảm được chi ph&iacute; đầu tư&rdquo;.</p> <p style="text-align: justify;">Đối với phụ phẩm trấu, hiện cũng đang được c&aacute;c c&ocirc;ng ty, cơ sở chế biến lương thực tại v&ugrave;ng ĐBSCL thu mua l&agrave;m chất đốt. &Ocirc;ng Đo&agrave;n Th&aacute;i Trung, Ph&oacute; Gi&aacute;m đốc C&ocirc;ng ty XNK Lương thực - Thực phẩm Miền T&acirc;y cho rằng: &ldquo;Giải ph&aacute;p d&ugrave;ng củi trấu&nbsp;l&agrave;m nhi&ecirc;n liệu đốt l&ograve; sấy l&uacute;a kh&ocirc;ng chỉ tiết kiệm được chi ph&iacute;, tăng th&ecirc;m lợi nhuận cho&nbsp;doanh nghiệp m&agrave; c&ograve;n giải quyết c&ocirc;ng ăn việc l&agrave;m cho nhiều người d&acirc;n&rdquo;.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/26/banh1-rom.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Rơm được đ&oacute;ng b&aacute;nh tại Cảng S&oacute;c Trăng chuẩn bị vận chuyển ra miền Trung b&aacute;n cho c&aacute;c trang trại chăn nu&ocirc;i tr&acirc;u, b&ograve;</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Xử l&yacute; th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ</strong></p> <p style="text-align: justify;">Ngo&agrave;i việc sử dụng c&aacute;c phế phẩm ph&aacute;t sinh trong n&ocirc;ng nghiệp để chăn nu&ocirc;i gia s&uacute;c, l&agrave;m chất đốt, th&igrave; hiện nay nhiều địa phương đ&atilde; triển khai m&ocirc; h&igrave;nh xử l&yacute; rơm rạ bằng chế phẩm sinh học hay phối trộn bả b&ugrave;n m&iacute;a để sản xuất ra ph&acirc;n hữu cơ b&oacute;n cho c&acirc;y trồng.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Nhằm gi&uacute;p n&ocirc;ng d&acirc;n n&acirc;ng cao hiệu quả trong sản xuất, bảo vệ m&ocirc;i trường, Trung t&acirc;m Khuyến n&ocirc;ng tỉnh Hậu Giang vừa&nbsp;thử nghiệm m&ocirc; h&igrave;nh xử l&yacute; rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ phục vụ sản xuất n&ocirc;ng nghiệp tại một số x&atilde; tr&ecirc;n địa b&agrave;n huyện Phụng Hiệp v&agrave; bước đầu đ&atilde; cho nhiều kết quả t&iacute;ch cực.</p> <p style="text-align: justify;">L&agrave; một trong những hộ d&acirc;n thực hiện m&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y, &ocirc;ng L&ecirc; Văn C&aacute;c, ở&nbsp;x&atilde; Phương B&igrave;nh, huyện Phụng Hiệp chia sẻ, từ năm 2017 đến nay, &ocirc;ng được Trung t&acirc;m khuyến n&ocirc;ng của huyện phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ chi ph&iacute; để thử nghiệm m&ocirc; h&igrave;nh n&agrave;y tr&ecirc;n 400 c&acirc;y dừa. Sau một thời gian thử nghiệm, việc xử l&yacute; rơm rạ th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ đ&atilde; tiết kiệm cho &ocirc;ng từ 20% đến 30% chi ph&iacute; đầu tư, c&acirc;y dừa ph&aacute;t triển xanh tốt.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Trần Trung T&iacute;nh, Trưởng trạm Khuyến n&ocirc;ng huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, việc nghi&ecirc;n cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học c&ocirc;ng nghệ sinh học v&agrave;o xử l&yacute; c&aacute;c phế thải từ n&ocirc;ng nghiệp được coi l&agrave; hướng đi đ&uacute;ng, g&oacute;p phần đảm bảo nền sản xuất n&ocirc;ng nghiệp bền vững, an to&agrave;n sản phẩm v&agrave; hạn chế ảnh hưởng xấu đến m&ocirc;i trường.&nbsp;</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/11/26/phan.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Nhiều n&ocirc;ng d&acirc;n ở Hậu Giang đ&atilde; thực hiện c&oacute; hiệu quả m&ocirc; h&igrave;nh xử l&yacute; rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ phục vụ cho trồng trọt</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Cũng theo &ocirc;ng Trần Trung T&iacute;nh, ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ được tạo ra từ rơm rạ đ&atilde; giảm thiểu được lượng ph&acirc;n h&oacute;a học, gi&uacute;p đất tơi xốp, c&acirc;y ph&aacute;t triển tốt hơn. Do vậy, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuy&ecirc;n truyền đến n&ocirc;ng d&acirc;n để gi&uacute;p b&agrave; con hiểu r&otilde; hơn về t&aacute;c dụng của việc xử l&yacute; rơm rạ th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n, g&oacute;p phần n&acirc;ng cao năng suất c&acirc;y trồng, tăng thu nhập cho n&ocirc;ng d&acirc;n v&agrave; bảo vệ được m&ocirc;i trường sống.</p> <p style="text-align: justify;">Để giải thiểu t&igrave;nh trạng &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường từ c&aacute;c khu vực lưu chứa bả b&ugrave;n m&iacute;a, trong thời gian qua, Nh&agrave; m&aacute;y đường Vị Thanh, Nh&agrave; m&aacute;y đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang); Nh&agrave; m&aacute;y đường S&oacute;c Trăng đ&atilde; phối hợp với một số c&ocirc;ng ty, doanh nghiệp xử l&yacute; b&atilde; b&ugrave;n m&iacute;a để sản xuất ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng Đ&agrave;o Trọng Ngữ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ M&ocirc;i trường - Sở TN&amp;MT tỉnh Hậu Giang cho biết: &ldquo;C&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y đường tr&ecirc;n địa b&agrave;n tỉnh li&ecirc;n kết với một số c&ocirc;ng ty, doanh nghiệp d&ugrave;ng bả b&ugrave;n m&iacute;a ph&aacute;t sinh trong qu&aacute; tr&igrave;nh sản xuất m&iacute;a để phối trộn th&agrave;nh ph&acirc;n b&oacute;n hữu cơ. Điều n&agrave;y đ&atilde; khắc phục được t&igrave;nh trạng &ocirc; nhiễm nguồn nước, kh&ocirc;ng kh&iacute; xung quanh khu vực lưu chứa b&atilde; b&ugrave;n m&iacute;a so với những năm trước đ&acirc;y&rdquo;.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/dbscl-phe-pham-nong-nghiep-khong-con-la-noi-lo-doi-voi-moi-truong-d656726.html