| Hotline: 0983.970.780

Thứ tư 21/05/2025 - 04:41

Chính trị

ĐBSCL chuyển hướng: Khi nông dân trúng lớn nhờ... hạn mặn

Thứ Sáu 12/03/2021 - 10:46

Nghị quyết 120 cùng với Luật Quy hoạch 2017, Quyết định 593 của Thủ tướng Chính phủ về liên kết vùng là một sự hội tụ hiếm có về chính sách, có thể coi là bộ ba “chính sách vàng” mang lại vận hội mới rất quý cho ĐBSCL. Thực tế, đã có những nơi người dân trúng lớn vụ tôm sú, tôm thẻ, cua dù khô hạn và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt.

<div> <table class="picBox"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/03/12/baochinhphu-vn_anh-4.-mot-goc-con-chim-noi-mien-nhiem-voi-bdkh-o-dbscl.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Một g&oacute;c Cồn Chim &ndash; nơi miễn nhiễm với BĐKH ở ĐBSCL.</td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>&quot;Sống khỏe&quot; với biến đổi kh&iacute; hậu</strong></p> <p>ĐBSCL được đ&aacute;nh gi&aacute; l&agrave; khu vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi biến đổi kh&iacute; hậu (BĐKH). Thế nhưng giữa đồng bằng ch&acirc;u thổ Cửu Long vẫn c&oacute; một nơi c&oacute; thể coi l&agrave; &ldquo;miễn nhiễm&rdquo; với BĐKH, mặc d&ugrave; c&oacute; sự lu&acirc;n phi&ecirc;n s&aacute;u th&aacute;ng nước ngọt, s&aacute;u th&aacute;ng nước mặn. Đ&oacute; l&agrave; Cồn Chim nằm tr&ecirc;n s&ocirc;ng Cổ Chi&ecirc;n, thuộc x&atilde; H&ograve;a Minh, huyện Ch&acirc;u Th&agrave;nh, tỉnh Tr&agrave; Vinh. Cồn Chim c&oacute; diện t&iacute;ch chỉ 62ha, tổng số 70 hộ th&igrave; c&oacute; 18 hộ tạm cư, c&ograve;n lại l&agrave; d&acirc;n bản địa, định cư ở nơi đ&acirc;y từ những ng&agrave;y đầu lập ấp.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn Văn Quời, B&iacute; thư Chi bộ, ki&ecirc;m Trưởng ấp Cồn Chim cho hay, th&ocirc;ng lệ h&agrave;ng năm đến rằm th&aacute;ng 11 &acirc;m lịch th&igrave; bắt đầu m&ugrave;a nước mặn k&eacute;o d&agrave;i đến tận th&aacute;ng 5 của năm sau, nửa năm c&ograve;n lại l&agrave; m&ugrave;a nước ngọt. &ldquo;Năm nay, nước mặn về sớm hơn gần nửa th&aacute;ng trời&rdquo;, &ocirc;ng Quời quả quyết.</p> <p>Hớp ngụm tr&agrave;, &ocirc;ng chậm r&atilde;i n&oacute;i tiếp, để xua tan bao thắc mắc của kh&aacute;ch phương xa: &ldquo;Giống l&uacute;a ở đ&acirc;y c&oacute; thể chịu được độ mặn l&ecirc;n đến ba phần ng&agrave;n v&agrave; thời gian sinh trưởng từ 88-90 ng&agrave;y như bao nhi&ecirc;u v&ugrave;ng kh&aacute;c. Bởi vậy nước mặn c&oacute; &ldquo;ngang qua&rdquo; chốn n&agrave;y sớm th&igrave; cũng chẳng hề hớn g&igrave; c&acirc;y l&uacute;a. B&agrave; con ở đ&acirc;y trồng l&uacute;a chưa năm n&agrave;o bị mất m&ugrave;a hay thiệt hại v&igrave; x&acirc;m nhập mặn&rdquo;.</p> <p>&Ocirc;ng Tư Khoa, h&agrave;ng x&oacute;m tiếp lời &ocirc;ng &Uacute;t Quời: &ldquo;L&uacute;a ở Cồn Chim to&agrave;n bộ l&agrave; l&uacute;a sạch, l&uacute;a hữu cơ. S&aacute;u th&aacute;ng nước ngọt th&igrave; b&agrave; con trồng l&uacute;a, s&aacute;u th&aacute;ng nước mặn th&igrave; nu&ocirc;i t&ocirc;m, nu&ocirc;i cua tr&ecirc;n nền ruộng l&uacute;a. N&oacute;i con t&ocirc;m &ldquo;&ocirc;m&rdquo; gốc l&uacute;a l&agrave; vậy&rdquo;.</p> <p>Sau khi thu hoạch l&uacute;a, tr&ecirc;n đồng chỉ c&ograve;n gốc rạ, n&ocirc;ng d&acirc;n bắt đầu giở bọng (cống) cho nước mặn từ s&ocirc;ng Cồn Chim chảy v&ocirc; đồng để bắt đầu thả nu&ocirc;i vụ t&ocirc;m mới. Thế nhưng, n&ocirc;ng d&acirc;n ở Cồn Chim kh&ocirc;ng đ&aacute;nh đổi m&ocirc;i trường để chạy theo năng suất, cả c&acirc;y l&uacute;a lẫn con t&ocirc;m. &Ocirc;ng &Uacute;t Quời đưa ra minh chứng rằng, mỗi vụ l&uacute;a &ocirc;ng thu hoạch độ chừng 20 giạ (1 giạ = 20kg)/c&ocirc;ng đất (1.000m2), thấp hơn nhiều nơi kh&aacute;c trung b&igrave;nh từ năm tới mười giạ/c&ocirc;ng. Nhưng ở đ&acirc;y người d&acirc;n trồng l&uacute;a hữu cơ, kh&ocirc;ng ph&acirc;n thuốc ho&aacute; học n&ecirc;n năng suất thấp l&agrave; hết sức b&igrave;nh thường.</p> <p>Quan trọng hơn, vụ l&uacute;a n&agrave;y chỉ l&agrave; nguồn thu phụ, chủ yếu để n&ocirc;ng d&acirc;n c&oacute; hạt gạo sạch trong nh&agrave; ăn quanh năm, c&ograve;n c&aacute;i ch&iacute;nh l&agrave; để nền đất sạch cho vụ lu&acirc;n canh t&ocirc;m thẻ, t&ocirc;m s&uacute;, cua v&agrave;o m&ugrave;a nước mặn. Nếu tăng th&ecirc;m 5-10 giạ l&uacute;a th&igrave; chỉ th&ecirc;m được từ 600 ng&agrave;n đến 1,2 triệu đồng/c&ocirc;ng, nhưng phải b&oacute;n ph&acirc;n ho&aacute; học, phun xịt thuốc trừ s&acirc;u.</p> <p>L&agrave;m như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền đất, gia tăng dịch bệnh, ảnh hưởng đến m&ocirc;i trường nước, m&ocirc;i trường đất, m&ocirc;i trường sống v&agrave; c&ograve;n c&oacute; nguy cơ thua lỗ vụ t&ocirc;m sau đ&oacute;. M&agrave; l&uacute;a sạch th&igrave; gốc l&uacute;a l&agrave; nơi l&yacute; tưởng để con t&ocirc;m sinh sống v&agrave; ph&aacute;t triển tốt hơn so với m&ocirc;i trường ao nu&ocirc;i trống.</p> <table class="picBox"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/03/12/baochinhphu-vn_anh-5.-con-chim-la-vung-dat-thuan-thien-theo-mua-dien-hinh-cua-nq-120.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Cồn Chim &ndash; điểm s&aacute;ng điển h&igrave;nh của Nghị quyết 120 ở ĐBSCL.</td> </tr> </tbody> </table> <p>&ldquo;Ngược lại, sau vụ t&ocirc;m, x&aacute;c b&atilde; c&ograve;n lại trong ao t&ocirc;m, nền đất lại l&agrave; nguồn dinh dưỡng tốt cho c&acirc;y l&uacute;a mọc khoẻ mạnh. Trong khi ch&uacute;ng t&ocirc;i nu&ocirc;i vụ t&ocirc;m 8 th&aacute;ng thu nhập từ 80-100 triệu đồng, th&igrave; tại sao phải đ&aacute;nh đổi m&ocirc;i trường lấy năng suất l&uacute;a&rdquo;, &ocirc;ng &Uacute;t Quời ph&acirc;n t&iacute;ch.</p> <p>Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuy&ecirc;n gia độc lập về hệ sinh th&aacute;i ĐBSCL cho rằng, Cồn Chim l&agrave; nơi m&agrave; người d&acirc;n biết thuận theo tự nhi&ecirc;n n&ecirc;n đỡ vất vả. V&agrave;o m&ugrave;a kh&ocirc;, Cồn Chim vẫn bị x&acirc;m nhập mặn, l&agrave; v&ugrave;ng nước lợ đặc trưng trong hệ sinh th&aacute;i của ĐBSCL, nhưng người d&acirc;n vẫn sống&hellip; phơi phới. Nhờ thuận theo tự nhi&ecirc;n n&ecirc;n thi&ecirc;n nhi&ecirc;n ở đ&acirc;y chưa bị hủy hoại, người d&acirc;n th&igrave; kh&ocirc;ng phải &ldquo;gồng m&igrave;nh&rdquo; chống mặn mỗi m&ugrave;a kh&ocirc; đến.</p> <p>V&agrave;o m&ugrave;a kh&ocirc; năm 2016, khi cả v&ugrave;ng ĐBSCL khốn đốn v&igrave; kh&ocirc; hạn v&agrave; x&acirc;m nhập mặn diễn ra gay gắt th&igrave; người d&acirc;n Cồn Chim vẫn sản xuất n&ocirc;ng nghiệp, nu&ocirc;i trồng thuỷ sản b&igrave;nh thường. &ldquo;Kh&ocirc;ng c&oacute; bất cứ thiệt hại g&igrave;, m&agrave; ngược lại năm đ&oacute; người d&acirc;n Cồn Chim c&ograve;n tr&uacute;ng lớn vụ t&ocirc;m s&uacute;, t&ocirc;m thẻ, cua. Bởi ở đ&acirc;y ch&uacute;ng t&ocirc;i sống thuận thi&ecirc;n theo m&ugrave;a, m&ugrave;a nước ngọt th&igrave; trồng l&uacute;a, m&ugrave;a nước mặn th&igrave; nu&ocirc;i thuỷ sản nước mặn, kh&ocirc;ng đi ngược lại với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n, kh&ocirc;ng mất sức chống thi&ecirc;n nhi&ecirc;n m&agrave; c&ograve;n được lợi n&ecirc;n khỏe&rdquo;, B&iacute; thư Chi bộ ấp Cồn Chim Nguyễn Văn Quời n&oacute;i.</p> <p>Đ&acirc;y ch&iacute;nh l&agrave; tư duy tiến bộ, ph&ugrave; hợp với tinh thần Nghị quyết 120 của Ch&iacute;nh phủ về ph&aacute;t triển bền vững ĐBSCL th&iacute;ch ứng với BĐKH. Từ trước đến nay khi n&oacute;i về t&agrave;i nguy&ecirc;n nước, nhiều người chỉ nghĩ đến nước ngọt v&agrave; xem nước mặn, nước lợ l&agrave; kẻ th&ugrave;, v&agrave; khi nghĩ về nước, người ta hay nghĩ tới lượng nước v&agrave; kh&iacute;a cạnh cơ học của nước. &ldquo;Nước mặn, nước lợ vẫn l&agrave; nguồn t&agrave;i nguy&ecirc;n tiềm năng để khai th&aacute;c ph&aacute;t triển nu&ocirc;i trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn, thay v&igrave; chỉ chăm chăm v&agrave;o c&acirc;y l&uacute;a v&agrave; thuỷ sản nước ngọt. T&agrave;i nguy&ecirc;n nước đ&acirc;u chỉ l&agrave; số m&eacute;t khối, m&agrave; c&ograve;n c&aacute;c tiến tr&igrave;nh quan trọng của nước. C&acirc;u chuyện Cồn Chim l&agrave; một thực tiễn sinh động nhất về th&iacute;ch ứng với BĐKH. Nếu thực hiện tốt Nghị quyết 120 th&igrave; sẽ c&oacute; nhiều những Cồn Chim như thế được phục hồi ở ĐBSCL n&agrave;y&rdquo;, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện chia sẻ.</p> <p><strong>Vượt qua trở ngại để chuyển hướng ph&ugrave; hợp</strong></p> <p>Nghị quyết 120 l&agrave; định hướng ở tầm chiến lược, cần phải c&oacute; những quy hoạch, kế hoạch cụ thể để triển khai tr&ecirc;n thực tế v&agrave; việc soạn thảo c&aacute;c quy hoạch, kế hoạch n&agrave;y cần độ ch&iacute;n chắn, tốn thời gian. Trong 3 năm qua, để triển khai Nghị quyết120, Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; cho soạn thảo Chương tr&igrave;nh tổng thể ph&aacute;t triển n&ocirc;ng nghiệp bền vững ĐSBCL, ph&ecirc; duyệt tại Quyết định 324 của Thủ tướng ng&agrave;y 2/3/2020. Quy hoạch t&iacute;ch hợp ĐBSCL do tư vấn HaskoningDHV-GIZ đang trong qu&aacute; tr&igrave;nh soạn thảo, cuối năm 2020, Bộ Kế hoạch v&agrave; Đầu tư đ&atilde; tổ chức một loạt hội thảo tham vấn v&ograve;ng cuối c&ugrave;ng ở ĐBSCL để ho&agrave;n tất Quy hoạch n&agrave;y.</p> <table class="picBox"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2021/03/12/baochinhphu-vn_anh-6.-nq-120-la-chinh-sach-vang-de-phat-trien-ben-vung-dbscl-.-trong-anh.-trung-tam-tp-can-tho.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Nghị quyết 120 l&agrave; ch&iacute;nh s&aacute;ch v&agrave;ng để ph&aacute;t triển bền vững ĐBSCL. Trong ảnh: Trung t&acirc;m TP Cần Thơ.</td> </tr> </tbody> </table> <p>Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, đ&atilde; thực hiện việc t&iacute;ch hợp Quy hoạch ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội của th&agrave;nh phố. Tuy nhi&ecirc;n, đ&acirc;y l&agrave; c&ocirc;ng việc mới, c&aacute;c ng&agrave;nh chức năng của TP Cần Thơ chưa c&oacute; kinh nghiệm, gặp phải những kh&oacute; khăn nhất định. Mỗi ng&agrave;nh, mỗi lĩnh vực quy hoạch y&ecirc;u cầu th&ocirc;ng số kỹ thuật, qui tr&igrave;nh thẩm định kh&aacute;c nhau&hellip; kh&ocirc;ng dễ d&agrave;ng t&iacute;ch hợp đồng thời c&aacute;c quy hoạch của c&aacute;c ng&agrave;nh v&agrave;o một quy hoạch.</p> <p>C&ograve;n &ocirc;ng Trần Anh Thư, Ph&oacute; Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho hay, những định hướng chiến lược tr&ecirc;n được vạch ra một c&aacute;ch khoa học v&agrave; thực tiễn, ph&ugrave; hợp với bối cảnh mới của v&ugrave;ng ĐBSCL v&agrave; cả nước.</p> <p>&ldquo;Điều thuận lợi nữa cho tỉnh An Giang, cũng như c&aacute;c tỉnh trong v&ugrave;ng ĐBSCL l&agrave; bản quy hoạch v&ugrave;ng đang trong qu&aacute; tr&igrave;nh lấy &yacute; kiến v&agrave; c&oacute; thể sẽ ph&ecirc; duyệt trong năm nay, l&agrave;m cơ sở thực tiễn để tỉnh x&acirc;y dựng Quy hoạch tỉnh, ph&ugrave; hợp, thống nhất với định hướng ph&aacute;t triển của v&ugrave;ng&rdquo;, &ocirc;ng Trần Anh Thư nhận định.</p> <p>Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nghị quyết 120 c&ugrave;ng với Luật Quy hoạch 2017, Quyết định 593 của Ch&iacute;nh phủ về li&ecirc;n kết v&ugrave;ng l&agrave; một sự hội tụ hiếm c&oacute; về ch&iacute;nh s&aacute;ch. C&oacute; thể n&oacute;i đ&acirc;y l&agrave; &ldquo;bộ ba ch&iacute;nh s&aacute;ch v&agrave;ng&rdquo; mang lại vận hội mới rất qu&yacute; cho ĐBSCL. Cả ba đều h&agrave;m chứa tư duy hiện đại ở tầm quốc tế rất mới đối với Việt Nam, do đ&oacute;, việc triển khai bộ ba ch&iacute;nh s&aacute;ch n&agrave;y sẽ gặp một số trở ngại.</p> <p>Trước hết, c&aacute;ch l&agrave;m quy hoạch t&iacute;ch hợp rất lạ lẫm đối với Việt Nam v&agrave; sẽ kh&ocirc;ng tr&aacute;nh khỏi l&uacute;ng t&uacute;ng. Quy hoạch t&iacute;ch hợp l&agrave; c&aacute;ch l&agrave;m quy hoạch định hướng chiến lược ph&aacute;t triển cho sự vận h&agrave;nh của tổng thể, trong đ&oacute; sự ph&aacute;t triển của từng ng&agrave;nh được dung h&ograve;a với nhau c&ugrave;ng l&uacute;c, bổ t&uacute;c cho nhau. ĐBSCL trước đ&acirc;y đ&atilde; từng c&oacute; hơn 2500 bản quy hoạch theo ng&agrave;nh, theo địa phương, kh&ocirc;ng ăn khớp với nhau.</p> <p>Trở ngại thứ hai l&agrave; qu&aacute;n t&iacute;nh tư duy cũ. Trong trường hợp của ĐBSCL để duy tr&igrave; lối đi cũ, h&agrave;ng loạt b&agrave;i to&aacute;n cần đặt ra như l&agrave;m sao để bao đ&ecirc; chống lũ cho ruộng đồng kh&ocirc; r&aacute;o để trồng l&uacute;a m&agrave; lũ kh&ocirc;ng g&acirc;y ngập nơi kh&aacute;c, l&agrave;m sao tiếp tục khai th&aacute;c nước ngầm m&agrave; đồng bằng kh&ocirc;ng sụt l&uacute;n&hellip; &ldquo;To&agrave;n c&aacute;c b&agrave;i to&aacute;n nan giải. Trong khi đ&oacute;, nếu ch&uacute;ng ta rẽ sang lối đi mới, th&iacute;ch ứng thay v&igrave; chống chọi, th&igrave; h&agrave;ng loạt những chuyện đang l&agrave; vấn đề sẽ kh&ocirc;ng c&ograve;n l&agrave; vấn đề nữa v&agrave; số vấn đề cần giải quyết sẽ &iacute;t hơn&rdquo;, vị chuy&ecirc;n gia ph&acirc;n t&iacute;ch.</p> <p>Trở ngại thứ ba, những vướng mắc ở thực địa trong qu&aacute; tr&igrave;nh thay đổi. Trong thời gian d&agrave;i ph&aacute;t triển n&ocirc;ng nghiệp chạy theo sản lượng v&agrave; loay hoay chống chọi với thi&ecirc;n nhi&ecirc;n suốt năm, ch&uacute;ng ta đ&atilde; tạo ra một hệ thống c&ocirc;ng tr&igrave;nh điều tiết nước khổng lồ tr&ecirc;n to&agrave;n đồng bằng. Sinh kế v&agrave; hệ thống thi&ecirc;n nhi&ecirc;n đ&atilde; buộc phải th&iacute;ch ứng theo. Trong c&aacute;c v&ugrave;ng ngọt h&oacute;a chẳng hạn, sinh kế người d&acirc;n đ&atilde; chuyển sang canh t&aacute;c theo nước ngọt. Muốn chuyển đổi ngược lại như trước c&oacute; kh&oacute; khăn v&igrave; sẽ ảnh hưởng sinh kế người d&acirc;n trong thời gian đầu. Người n&ocirc;ng d&acirc;n nhỏ lẻ sẽ cần hỗ trợ v&igrave; kh&ocirc;ng đủ nguồn lực để chuyển đổi d&ugrave; họ c&oacute; mong muốn.</p> <p>&ldquo;Việc chuyển hướng ph&aacute;t triển của cả ĐBSCL theo Nghi quyết 120 c&oacute; thể v&iacute; như chuyển hướng một con t&agrave;u rất lớn, rất nặng nề, đ&ograve;i hỏi thời gian d&agrave;i, c&oacute; thể đến 10 năm, nhưng &iacute;t ra con t&agrave;u đang kh&ocirc;ng tiếp tục lao theo hướng cũ nữa&rdquo;, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đ&aacute;nh gi&aacute;.</p> </div>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/dbscl-chuyen-huong-khi-nong-dan-trung-lon-nho-han-man-d678939.html