| Hotline: 0983.970.780

Thứ năm 29/05/2025 - 13:27

Môi trường

Chuyện về người Mạ giữ rừng ở Vườn Quốc gia Tà Đùng

Chủ Nhật 01/12/2019 - 09:34

(TN&MT) - Từ bao đời nay, người dân tộc Mạ ở  ở xã Đắk Som, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông luôn quyết tâm giữ bằng được những cánh rừng trên ngọn núi Tà Đùng hùng vĩ. Họ luôn tôn thờ và có niềm tin tuyệt đối vào rừng. Đối với họ rừng như một vị thần che chở, bao bọc cho dân làng vượt qua được mọi bất lợi của tự nhiên cũng như giúp họ ổn định cuộc sống hằng ngày.

<table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/12/01/anh-3-ok.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Rừng b&aacute;n ngập ở Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng lu&ocirc;n được quan t&acirc;m, bảo vệ nghi&ecirc;m ngặt</p> </td> </tr> </tbody> </table> <h2><span><strong>&Yacute; thức giữ rừng tồn tại từ nhiều đời trước </strong></span></h2> <p style="text-align: justify;">Từ thị x&atilde; Gia Nghĩa (Đắk N&ocirc;ng) theo quốc lộ 28, ch&uacute;ng t&ocirc;i chạy khoảng 40km để đến Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng (x&atilde; Đắk Som, huyện Đắk GLong, tỉnh Đắk N&ocirc;ng). Trước kia, c&aacute;c bon người Mạ nằm ở khu vực l&ograve;ng hồ T&agrave; Đ&ugrave;ng, khi thủy điện Đồng Nai 3 t&iacute;ch nước, họ phải chuyển ra khu vực t&aacute;i định cư của x&atilde; Đắk Blao c&aacute;ch đ&oacute; khoảng 30km.</p> <p style="text-align: justify;">Tuy nhi&ecirc;n, vẫn c&ograve;n hơn 30 hộ d&acirc;n, do kh&ocirc;ng thể sống thiếu rừng n&ecirc;n rủ nhau ở lại b&aacute;m đất, b&aacute;m l&agrave;ng sinh sống. B&agrave; con chia l&agrave;m hai bon, Bơ N&acirc;m v&agrave; Bơ Ton. Mỗi hộ nhận kho&aacute;n 30 hecta rừng thuộc Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng để bảo vệ, chăm s&oacute;c. Thời gian n&ocirc;ng nh&agrave;n, họ canh t&aacute;c c&agrave; ph&ecirc;, trồng hoa m&agrave;u tăng th&ecirc;m thu nhập.</p> <p style="text-align: justify;">&Ocirc;ng KSriu, một trong những &ldquo;thổ địa&rdquo; của rừng thi&ecirc;ng n&oacute;i rằng, người Mạ ở n&uacute;i T&agrave; Đ&ugrave;ng &yacute; thức rất r&otilde; tr&aacute;ch nhiệm của m&igrave;nh với Nh&agrave; nước n&ecirc;n d&ugrave; l&agrave; ng&agrave;y mưa hay nắng, ng&agrave;y lễ Tết, b&agrave; con vẫn v&agrave;o rừng kiểm tra. Nếu hộ n&agrave;o để cho rừng bị chặt ph&aacute; sẽ bị phạt.</p> <p style="text-align: justify;">Kiểm l&acirc;m phạt l&agrave; một nhẽ, l&agrave;ng phạt mới l&agrave; điều quan trọng. Nhẹ l&agrave; con g&agrave; con vịt, c&ograve;n nặng l&agrave; con heo, con b&ograve;. Những lễ vật bị phạt sẽ được d&acirc;n l&agrave;ng mang v&agrave;o rừng giết mổ, c&uacute;ng tạ tội với thần rừng. Lễ vật c&uacute;ng xong sẽ được b&agrave;y ra giữa rừng ăn hết, tuyệt đối kh&ocirc;ng được mang về nh&agrave;.</p> <p style="text-align: justify;">Theo những người Mạ sống l&acirc;u năm tại đ&acirc;y, từ đời trước truyền tai đời sau kể cho nhau nghe những sử thi về n&uacute;i T&agrave; Đ&ugrave;ng h&ugrave;ng vĩ, sự t&iacute;ch c&aacute;i t&ecirc;n của từng con suối, ngọn đồi v&agrave; truyền dạy con ch&aacute;u rằng việc giữ rừng đại ng&agrave;n l&agrave; bảo vệ sinh mệnh sống của d&acirc;n l&agrave;ng. Ngo&agrave;i ra, những năm qua với sự truyền đạt, hướng dẫn của lực lượng kiểm l&acirc;m v&agrave; c&aacute;c ng&agrave;nh chức năng n&ecirc;n &yacute; thức bảo vệ rừng xanh của người đồng b&agrave;o nơi đ&acirc;y ng&agrave;y một n&acirc;ng cao.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/12/01/anh-nguoi-ma-giu-rung-ok.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p><em>Người Mạ lu&ocirc;n đồng h&agrave;nh c&ugrave;ng lực lượng chức năng kiểm tra, theo d&otilde;i để giữ m&agrave;u xanh cho rừng T&agrave; Đ&ugrave;ng</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><strong>Nhận kho&aacute;n để giữ rừng tốt hơn</strong></p> <p style="text-align: justify;">Theo &ocirc;ng Khương Thanh Long - Gi&aacute;m đốc Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng, to&agrave;n thể hệ thống Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng, bao gồm n&uacute;i v&agrave; hồ T&agrave; Đ&ugrave;ng, quản l&yacute; gần 20.000ha rừng đặc dụng. B&ecirc;n trong khu rừng l&agrave; d&ograve;ng suối Đắk Nteng chảy qua, tạo th&agrave;nh hai ngọn th&aacute;c hấp dẫn, kỳ b&iacute;. Đứng tr&ecirc;n cao nh&igrave;n xuống những sườn dốc l&agrave; c&aacute;c bu&ocirc;n l&agrave;ng thuộc x&atilde; Đắk Plao, Đắk Rmăng, Đắk Som, nơi lưu giữ nhiều gi&aacute; trị truyền thống văn h&oacute;a đặc sắc.</p> <p style="text-align: justify;">Hiện nay, Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng c&ograve;n nhiều gỗ, động vật qu&yacute; hiếm n&ecirc;n rừng T&agrave; Đ&ugrave;ng l&agrave; miếng mồi ngon hấp dẫn l&acirc;m tặc khắp nơi nh&ograve;m ng&oacute;, chực chờ xẻ thịt. Lực lượng kiểm l&acirc;m &iacute;t người n&ecirc;n quản l&yacute; kh&ocirc;ng xuể. Mấy năm trước, khu bảo tồn bắt đầu giao kho&aacute;n cho những hộ d&acirc;n sống quanh khu vực rừng.</p> <p style="text-align: justify;">Lực lượng quản l&yacute; bảo vệ rừng của đơn vị chỉ c&oacute; 19 kiểm l&acirc;m v&agrave; một số người hợp đồng. Số người hạn chế, nhưng địa b&agrave;n quản l&yacute; rộng (Đắk N&ocirc;ng v&agrave; L&acirc;m Đồng - PV) n&ecirc;n đơn vị phải tập trung giao kho&aacute;n rừng cho đồng b&agrave;o c&aacute;c địa phương c&ugrave;ng tham gia quản l&yacute; bảo vệ.</p> <p style="text-align: justify;">Trong tổng số gần 16.000 ha rừng tham gia chi trả dịch vụ m&ocirc;i trường rừng, Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng giao kho&aacute;n cho người d&acirc;n quản l&yacute; bảo vệ hơn 6.000 ha. B&agrave; con nhận kho&aacute;n được chia l&agrave;m 19 tổ với 201 hộ gia đ&igrave;nh ở c&aacute;c x&atilde; Đắk Som, Đắk Rmăng (Đắk Glong) v&agrave; c&aacute;c x&atilde; Phi Li&ecirc;ng, Đạt KN&agrave;ng (Đam R&ocirc;ng, L&acirc;m Đồng)&rdquo;, &ocirc;ng Khương Thanh Long cho hay.</p> <table align="center" class="imageBox"> <tbody> <tr> <td style="text-align: center;"><img alt="" src="https://i.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/files/baotainguyenmoitruong.vn/2019/12/01/anh-voc-ok.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p class="PCaption">Nhiều động vật quy hiếm đang được bảo vệ tốt ở khu vực Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Trao đổi với ch&uacute;ng t&ocirc;i, Anh KPhương (36 tuổi, ở x&atilde; Đắk Som, một trong những chủ hộ nhận kho&aacute;n bảo vệ rừng T&agrave; Đ&ugrave;ng) cho biết: C&aacute;c hộ nhận kho&aacute;n chia tổ, ph&acirc;n c&ocirc;ng lịch tuần tra rất r&otilde; r&agrave;ng, mỗi hộ tham gia tuần tra 3 - 4 lần/th&aacute;ng. Mỗi chuyến đi ở lại rừng v&agrave;i ng&agrave;y n&ecirc;n phải chuẩn bị c&aacute;c loại dụng cụ, thuốc men ph&ograve;ng c&ocirc;n tr&ugrave;ng cắn, h&uacute;t m&aacute;u. &ldquo;Ban ng&agrave;y, cả đo&agrave;n đi tuần tra, tối ở đ&acirc;u giăng bạt, dựng lều ở đ&oacute;. Trong rừng sương m&ugrave; xuống d&agrave;y đặc, gi&aacute; buốt thấu da, muỗi bay vo ve khắp l&aacute;n, ch&uacute;ng t&ocirc;i phải đốt lửa sưởi ấm mới ngủ được&rdquo;, anh KPhương cho hay.</p> <p style="text-align: justify;">L&acirc;m tặc ng&agrave;y c&agrave;ng manh động, hung h&atilde;n ch&uacute;ng sẵn s&agrave;ng tấn c&ocirc;ng trả th&ugrave; những người cản trở con đường l&agrave;m ăn phi ph&aacute;p của ch&uacute;ng. C&ocirc;ng việc canh rừng vất vả, th&ugrave; lao kh&ocirc;ng được bao nhi&ecirc;u. Nếu đơn thuần chỉ kiếm việc l&agrave;m th&ecirc;m tăng thu nhập, người T&agrave; Đ&ugrave;ng c&oacute; thể l&agrave;m nhiều việc kh&aacute;c nhẹ nh&agrave;ng, đỡ nguy hiểm hơn gấp nhiều lần. Nhưng họ vẫn chọn việc giữ rừng, đơn giản v&igrave; rừng l&agrave; sự sống của l&agrave;ng v&agrave; việc giữ rừng đ&atilde; được gi&agrave; l&agrave;ng căn dặn.</p> <p style="text-align: justify;">Trong năm 2018, Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng đ&atilde; giao kho&aacute;n khoảng 5.000 ha rừng cho 223 hộ d&acirc;n ở x&atilde; Đắk Som, trung b&igrave;nh mỗi hộ nhận kho&aacute;n 35ha với tiền c&ocirc;ng 400.000 đồng/ha/năm. C&aacute;c hộ nhận kho&aacute;n chia th&agrave;nh từng tổ bảo vệ rừng, ph&acirc;n ca trực 24/24. Trong đ&oacute;, đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc &iacute;t người chiếm 95%, chủ yếu đồng b&agrave;o Mạ v&igrave; tập tục sinh hoạt của người Mạ v&agrave; hiểu gi&aacute; trị của rừng. L&agrave;ng người Mạ nằm &aacute;n ngữ dưới ch&acirc;n n&uacute;i T&agrave; Đ&ugrave;ng như l&iacute;nh g&aacute;c cửa rừng. L&acirc;m tặc muốn v&agrave;o ph&aacute; rừng phải vượt qua sự ngăn trở của d&acirc;n l&agrave;ng.</p> <p style="text-align: justify;">Theo đ&aacute;nh gi&aacute; của Long, Vườn Quốc gia T&agrave; Đ&ugrave;ng l&agrave; khu vực đa dạng sinh học với hơn 1.000 lo&agrave;i động thực vật. Trong đ&oacute;, c&oacute; nhiều lo&agrave;i động vật, thực vật qu&yacute; hiếm c&oacute; t&ecirc;n trong S&aacute;ch đỏ Việt Nam v&agrave; thế giới, được ưu ti&ecirc;n bảo tồn như: b&aacute;o hoa mai, vượn m&aacute; hung, cu li nhỏ, mang lớn, g&agrave; l&ocirc;i, c&ocirc;ng, niệc mỏ vằn, đặc biệt l&agrave; v&ugrave;ng chim đặc hữu. &ldquo;Rừng T&agrave; Đ&ugrave;ng c&ograve;n giữ được như b&acirc;y giờ, c&ocirc;ng lớn nhờ đồng b&agrave;o nhận kho&aacute;n hết l&ograve;ng bảo vệ&rdquo;. &Ocirc;ng Khương Thanh Long chia sẻ.</p>

Link nội dung: https://nongnghiepmoitruong.vn/chuyen-ve-nguoi-ma-giu-rung-o-vuon-quoc-gia-ta-dung-d656940.html